Dầu cá đang lên ngôi?

Thứ Hai, 30/11/2015, 08:52
Theo số liệu của Bộ Công Thương, lượng nhập khẩu dầu đậu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện vào Việt Nam có sự gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Cụ thể, năm 2012 là 568.896 tấn, năm 2013 tăng 5,3% so với năm 2012. Năm 2014 vọt lên mức 666.596 tấn, tăng 11,3% so với năm 2013.

Nguyên nhân là do giá nhập khẩu rẻ, Việt Nam nhập dầu cọ từ các nước về để chế biến cùng với dầu đậu nành cho ra sản phẩm dầu đậu nành và dầu thực vật. Tuy nhiên, dầu cọ chỉ phát huy tác dụng khi bôi, sử dụng bên ngoài; khi đun nấu nhiều sẽ biến đổi và trở thành chất gây ung thư... 

Trong khi đó, nước ta có nguồn cung dồi dào dầu dừa và dầu cá từ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dầu dừa giá thành hơi cao. Gần đây còn có dầu chiết xuất từ mỡ cá basa, cá tra... cho ra sản phẩm dầu cá Ranee, giá thành hợp lý, vừa bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể.

 Theo TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), không phải ăn dầu thực vật tốt hơn hay ăn dầu động vật tốt hơn, mà cái quyết định là các thành phần của chúng. Sự thật thì dầu thực vật nào có tỉ lệ omega 6/omega 3 là 4/1 mới tối ưu và tốt cho sức khỏe. Nếu tỉ lệ omega 6 quá cao có  thể tăng nguy cơ tim mạch, dị ứng, xơ vữa động mạch, thậmchí ung thư. 

 “Dầu thực vật dùng để chiên rán thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C) sẽ bị ôxi  hóa và biến chất, vì vậy dùng dầu chiên đi, chiên lại  nhiều lần không tốt cho sức khỏe”, TS Trần Đáng cho biết và khuyến cáo thêm: “Chiên rán thực phẩm bằng dầu thực vật là không tốt. Càng chiên rán nhiều càng tăng nguy cơ dẫn đến nhiều loại bệnh”.

Tại Pháp và một số nước châu Âu, trên các nhãn hàng của một số mác hàng ăn nổi tiếng thường có chữ “không dùng dầu cọ”, ý là sản phẩm của họ không có chứa dầu cọ, hay dùng dầu cọ để chế biến. Lý do thứ nhất, dầu cọ là loại dầu rẻ tiền, dùng 80% trong thực phẩm, còn lại trong công nghiệp như là xà phòng, dầu gội, kem cạo râu, sữa tắm và mỹ phẩm.

Trong dầu cọ chứa rất nhiều chất béo bão hòa (60%), trong đó có acid panmitic, được biết đến là một loại acid có thể gây nguy hiểm bởi nó dễ tích tụ trong cơ thể, gây xơ vữa mạch máu và ung thư. Nếu sử dụng quá nhiều, lượng cholesterol xấu trong máu sẽ tăng, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Từ lâu con cá tra được biết đến như một sản vật quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thậm chí, có người còn so sánh con cá tra giống như một “kho báu” của vùng đất này. Sản lượng cá tra của Việt Nam đạt hơn 1 triệu tấn; được nuôi nhiều nhất ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Sản phẩm cá tra (chủ yếu được chế biến dưới dạng phi lê) của người Việt Nam đã được xuất khẩu đi hầu như khắp thế giới, trong đó nhiều nhất là thị trường châu Âu, Mỹ và kế đến là ASEAN. Vùng đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm cung cấp ra thị trường sản lượng mỡ cá tra không dưới 140.000 tấn, là loại nguyên liệu quí, nhưng ở dạng mỡ thô và xuất khẩu với giá bán rẻ mạt. Trong khi, Việt Nam đang chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu dầu thực vật và nhu cầu này ngày càng gia tăng.

Cá tra, cá basa có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, DHA, EPA và ít béo, ít cholesterol. Trước đây, ít người Việt Nam biết đến giá trị của mỡ cá tra, basa, trong khi người nước ngoài rất ưa chuộng vì họ biết rõ loại cá này có giá trị dinh dưỡng cao, không thua gì cá nước biển sâu, đặc biệt là mỡ cá tra, basa là mỡ động vật nhưng chẳng những dầu cá không làm tăng lipid trong máu, mà nó lại có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, bảo vệ tốt hệ tim mạch.

Trong thành phần mỡ cá tra, basa, các acid béo không no chiếm tỷ lệ rất cao (trên 80%). Còn trong mỡ các động vật trên cạn như heo, gà, vịt... thì hàm lượng lipid no rất nhiều, cholesterol cao, nếu dùng nhiều dễ bị các bệnh tim mạch. Trong mỡ cá tra, basa, hàm lượng acid béo no ít, không có cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe.

Sản phẩm được chiết từ 100% dầu cá nguyên chất, hội tụ đầy đủ các dưỡng chất có tự nhiên trong mỡ cá tra, basa như: omega 3,6,9, EPA, DHA các vitamin A, E và các khoáng vi lượng thiết yếu cho cơ thể để dùng trong bữa ăn hằng ngày thông qua việc chiên xào, nấu nướng. Đây là dầu ăn hoàn toàn tiện dụng và rất tốt cho sức khỏe được sản xuất tại một nhà máy hiện đại. 

Tiếc rằng, dòng sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 5% thị phần trong nước, vì nguồn nguyên liệu vẫn còn quá ít, nếu dùng hết 140.000 tấn mỡ cá trong toàn bộ nguồn nguyên liệu/năm thì sau khi tinh luyện thành dầu cá cao cấp Ranee cũng chỉ được 60.000 tấn dầu thành phẩm/năm. Một con số quá nhỏ bé trong thị phần dầu ăn của thế giới.

Dầu trôi nổi sẽ không có chỗ đứng trên thị trường.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa,... đang gây ra 60% số ca tử vong trên thế giới và sẽ còn tăng trong tương lai. 

Gánh nặng về bệnh mãn tính hoàn toàn có thể giảm nếu mọi người chú ý tăng cường vận động kết hợp chế độ ăn lành mạnh. Trong đó, nếu sử dụng dầu cá như nguyên liệu có hoạt tính sinh học được xem là giải pháp dinh dưỡng cần thiết hiện nay.

N.T.
.
.
.