Những trường ĐH "hot" nào đang xét tuyển bổ sung?
- 100 trường đại học, cao đẳng công bố đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh
- Phổ điểm phân hóa tốt sẽ giúp các trường dễ tuyển sinh hơn
Tối ngày 19-8, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã bắt ngờ công bố tuyển sung đợt 2 hàng trăm chỉ tiêu, nhiều hơn so với dự kiến của nhà trường trước đó. Trong đó, ngoài các ngành đào tạo theo chương trình liên kết quốc tế (chiếm tỷ lệ lớn), nhà trường còn xét tuyển bổ sung thêm đối với một số nhóm ngành như Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật sinh học, Kỹ thuật môi trường và Quản trị kinh doanh, quản trị công nghiệp. Điều kiện điểm xét tuyển bổ sung của các nhóm ngành đào tạo trong nước ngàn lần lượt là 8,3 và 7,93 (tính theo thang điểm 10). Các ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến từ TT1-TT5 có điểm điều kiện xét tuyển là 8 điểm. Bất ngờ lớn nhất phải kể đến ĐH Y Hà Nội, dù là trường rất hót trong các mùa tuyển sinh gần đây với điểm trúng tuyển cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, năm 2016, nhà trường đã không tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1. PGS.TS Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin: Kết thúc ngày 19-8, số hồ sơ đăng ký nhập học trường nhận được đạt 3/4 so với chỉ tiêu đề ra (chưa kể số gửi qua bưu điện thường đến muộn). Trong đó, ngành Bác sỹ đa khoa cũng còn thiếu chỉ tiêu, điều chưa từng xảy ra trong những năm tuyển sinh gần đây. Cũng theo bà Yến, sau khi Hội đồng tuyển sinh nhà trường họp sẽ đưa ra quyết định cuối cùng là có tuyển sinh bổ sung hay không trong một vài ngày tới. Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng vừa thông báo tuyển sinh bổ sung thêm 500 chỉ tiêu các ngành lý luận, chính trị, xã hội học, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp nhất là 16,5 điểm. |
Ngày 19-8 là hạn cuối cùng để các thí sinh đăng kí xét tuyển đại học (ĐH) nộp giấy chứng nhận kết quả bản gốc về các trường để xác nhận việc nhập học. Sau thời gian này, nếu chưa nộp giấy chứng nhận kết quả, thí sinh sẽ được coi là bỏ qua cơ hội trúng tuyển đợt 1 vào các trường mà mình đã đăng ký.
Tính đến chiều ngày 19-8, trong nhóm GX gồm 12 trường ĐH lớn ở khu vực phía Bắc, mới chỉ có một số trường hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh đợt 1 như Học viện Ngân hàng, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân...
Riêng ĐH Bách Khoa, chỉ tiêu các ngành đào tạo trong nước tuy đã tuyển đủ song nhà trường vẫn phải tuyển bổ sung nguyện vọng 2 đối với các chương trình đào tạo quốc tế.
Còn hàng ngàn chỉ tiêu đang chờ thí sinh trong đợt xét tuyển bổ sung |
Tính đến chiều 19-8, sau khi đã cập nhật thêm số lượng thí sinh gửi phiếu báo điểm qua đường bưu điện, coi như nhà trường đã hoàn thành chỉ tiêu ngay trong đợt 1, đạt kế hoạch đề ra”.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết:"Nhà trường đã có chủ chương từ sớm là sẽ chỉ xét tuyển 1 lần, không xét tuyển bổ sung. Chỉ trừ khi số lượng thí sinh không đến nộp giấy chứng nhận kết quả quá lớn, mới xem xét đến việc tổ chức xét tuyển bổ sung đợt 1. Đến thời điểm hiện tại, tình hình tương đối ổn nên nhà trường chỉ phải tổ chức xét tuyển bổ sung đối với 1 hoặc hai ngành liên kết quốc tế. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào các ngành này là từ 15 điểm trở lên”.
Đối với các trường ĐH còn lại trong nhóm như ĐH Thủy Lợi, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Thăng Long, Học viện Chính sách và Phát triển... nhiều khả năng sẽ phải tổ chức xét tuyển nguyện vọng bổ sung với một số ngành đào tạo chưa được nhiều thí sinh ưa chuộng.
Mặc dù là một trong những trường ĐH có điểm chuẩn tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước, trong đó điểm chuẩn vào các ngành đều dao động từ 24-25 điểm. Tuy nhiên, do năm nay lượng thí sinh trúng tuyển ảo cao nên Học viện Ngoại giao đã phải thông báo xét tuyển bổ sung.
Cụ thể, theo thông báo của nhà trường, sẽ xét tuyển bổ sung cho tất cả 5 ngành đào tạo gồm: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh với 3 khối thi A1, D1, D3. Trong số thí sinh trúng tuyển, Học viện sẽ xét 125 sinh viên có nguyện vọng học hệ đào tạo chất lượng cao các ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế và Ngôn ngữ Anh. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là thí sinh phải có điểm thi THPT từ 21 điểm trở lên.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa có thông báo xét tuyển đợt 2 với 575 chỉ tiêu vào đại học chính quy năm 2016. Theo đó, đối tượng nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 2 là các thí sinh đã tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức có điểm bài thi ĐGNL (đã được cộng điểm ưu tiên) đạt điểm ngưỡng nộp hồ sơ xét tuyển đợt 2 trở lên.
Học viện Hậu cần cũng thông báo xét tuyển bổ sung hệ dân sự với 189 chỉ tiêu đại học, 70 chỉ tiêu liên thông đại học. Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thông báo tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo gồm ĐH Sư phạm Âm nhạc mầm non, ĐH sư phạm Mỹ thuật mầm non, ĐHSP Mỹ thuật, ĐH Quản lý văn hóa, ĐH thiết kế thời trang, ĐH Thiết kế đồ họa và ĐHSP âm nhạc.
Trường xét tuyển bổ sung theo cả 2 hình thức là xét bằng học bạ và điểm thi THPT quốc gia. ĐH Xây dựng miền Trung cũng tuyển sinh 500 chỉ tiêu hệ Cao đẳng. Trường ĐH Tài chính-Ngân hàng cũng thông báo xét tuyển 650 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung, trong đó có 600 chỉ tiêu xét học bạ và 50 chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều trường ĐH phải xét tuyển bổ sung thêm hàng nghìn chỉ tiêu còn thiếu như Đại học Lâm nghiệp Việt Nam thông báo xét tuyển 1.700 chỉ tiêu bổ sung, trong đó có 5 ngành đào tạo tiếng Anh và hơn 1.200 chỉ tiêu của 28 ngành đào tạo bằng tiếng Việt. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ GD&ĐT là 15 điểm. ĐH Vinh xét tuyển bổ sung hơn 1.800 chỉ tiêu với mức điểm nhận hồ sơ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT.
Đại học Sư phạm Hưng Yên cũng thông báo nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung khoảng 13 ngành đào tạo khác nhau. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng với mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT là 15 điểm.