Thúc đẩy sự hoà nhập người khuyết tật trong cộng đồng
- Thời trang dành cho người khuyết tật đầu tiên trên thế giới
- Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tặng quà người khuyết tật
- Đoàn thể thao người khuyết tật xuất quân tham dự Paralympic Rio 2016
- Những người khuyết tật vượt qua số phận
Tại đây, các đại biểu tham dự đã chia sẻ các mô hình, hoạt động hỗ trợ người khuyết tật (NKT) hoà nhập với cộng đồng và chia sẻ các giải pháp và sáng kiến giúp người khuyết tật tiếp cận tốt hơn các cơ hội, cũng như tìm sự ủng hộ các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy cơ hội hoà nhập của người người khuyết tật trong quá trình Việt Nam thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền Người khuyết tật (CRPD).
Các đại biểu tham dự đã chia sẻ các mô hình, hoạt động hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng |
Bà Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc IDEA cho biết, mô hình hỗ trợ NKT ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Trong chương trình dự án thực hiện 4 xã tại thành phố Thái Nguyên bước đầu đã đem lại kết quả tích cực. Người hưởng lợi từ dự án chính là NKT và gia đình NKT và chính quyền địa phương.
Thông qua các khoá tập huấn về bình đẳng hoà nhập cho NKT, hay photovoice, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi cho hộ gia đình NKT tới khởi sự kinh doanh hay phát triển kỹ năng mềm và tư duy tích cực…
NKT tại địa bàn đã có những bước tiếp cận rất khả quan và đem lại sự hứng khởi trong cuộc sống, bớt tự ti và hoà nhập cộng đồng. Như nhiều cơ sở đã tuyển dụng NKT vào làm việc đã xây dựng được hình ảnh và tác động tích cực tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đánh giá của một doanh nghiệp, NKT thường có xu hướng gắn bó với công việc hiện tại. Trong một nhóm nhân viên, NKT luôn thể hiện sự ngang bằng hay thậm chí là tốt hơn những người không KT có cùng vị trí khi so sánh về hiệu quả, sự an toàn và sự tập trung trong công việc.
Bởi, chi phí cho việc thay đổi nhân viên như là thụt giảm trong năng suất hay những chi tiêu liên quan đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên là rất rõ ràng đối với các chủ doanh nghiệp.