Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
- Làm sao ngặn chặn nạn xâm hại trẻ em?
- Xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em
- Kẻ xâm hại trẻ em có thể chính người thân
Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác phối hợp liên Sở trong chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp trong thực hiện công tác này.
Trước mắt, hai đơn vị tập trung rà soát các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phòng ngừa hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục.
Hai đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, trách nhiệm của trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực, xây dựng phương án hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Bên cạnh đó, hai đơn vị đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ trẻ em đối với các cơ sở giáo dục, cơ sở giữ trẻ ngoài giờ học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non.
Ngoài ra, hai Sở tăng cường phối hợp tập huấn cho giáo viên về kiến thức pháp luật, kỹ năng, phương pháp xử lý tình huống, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ và gương mẫu trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các cấp của ngành lao động về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; ban hành và tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách có liên quan về quy trình hỗ trợ, can thiệp, xử lý trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, từ chương trình phối hợp này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận, huyện và các trường trung học phổ thông sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết liên tịch, triển khai thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại đơn vị.
Trong đó, chú trọng đến việc giới thiệu tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 trong các cơ sở giáo dục và các ấn phẩm dành cho học sinh, học viên và giáo viên; đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, trách nhiệm của trẻ em, kỹ năng tự bảo vệ, an toàn trên môi trường mạng; phân công cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn nâng cao năng lực công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 2 triệu trẻ em, trong đó có hơn 1 triệu trẻ em trai, chiếm tỷ lệ 51,52%; hơn 10.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; gần 500.00 trẻ em dưới 15 tuổi đăng ký tạm trú. Năm 2019, toàn thành phố xảy ra 6 vụ bạo hành và 14 vụ bị xâm hại tình dục trẻ em.
Điển hình như vụ cô giáo Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú có hành vi bạo lực (véo tai, kéo tai, vả tay vào đầu) đối với học sinh khi trả bài sai hoặc không hiểu bài; vụ ông Nguyễn Tiến Dũng, phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tại Trung tâm hỗ trợ xã hội (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố)…