Ngày 12-1, có thể quan sát sao Kim bằng mắt thường
Chủ Nhật, 25/12/2016, 15:57
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch CLB thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, trong ngày 12-1, sao Kim sẽ nằm cách xa Mặt Trời nhất khi quan sát từ Trái Đất. Đây là thời điểm lí tưởng nhất để ngắm nhìn hành tinh này bằng mắt thường cũng như qua kính thiên văn.
- Thiên văn học chứng minh được năng lượng tối
- GS Trịnh Xuân Thuận: VN chưa thực sự có ngành thiên văn học
- Bí mật xây nhà theo thiên văn học của người La Mã
- Tàu thăm dò của Nhật tìm kiếm Sao Kim
- Sáng nay (6/6), Việt Nam đón hiện tượng sao Kim đi ngang qua Mặt Trời
Sao Kim sẽ xuất hiện vào lúc trời tối, ngay sau khi Mặt Trời lặn. Để quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn chỉ cần hướng mắt về chân trời phía Tây, sẽ thấy một nguồn sáng với kích thước rất lớn.
"Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời phía đông và vài tháng khác lại thấy sao Hôm lặn ở chân trời phía Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng. Thực ra, cả hai chỉ là một hành tinh duy nhất – sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm (không kể Mặt Trăng) của chúng ta" – ông Sơn nói.
![]() |
Hình ảnh sao Kim chụp từ kính thiên văn |
K. Vy