Môi trường không khói thuốc lá đang được nhân rộng
- Hiệu quả mô hình môi trường không khói thuốc ở Thái Nguyên
- Hà Nội triển khai mô hình “Điểm du lịch không khói thuốc”
Tuy nhiên, để giảm thiểu tác hại do thuốc lá gây ra lại không hề đơn giản. Bởi vậy, việc truyền thông và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hậu quả của nó đang được các bộ ngành có liên quan và các tổ chức xã hội, đoàn thể đặc biệt quan tâm và thực hiện.
Theo báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong hai năm 2018 và 2019, thời gian qua, các chính sách, pháp luật về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ đã được xây dựng, ban hành và bổ sung, sửa đổi kịp thời, bám sát nội dung Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Mạng lưới về phòng chống tác hại thuốc lá được thành lập và duy trì trên toàn quốc. Đến nay, có 20 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và 63/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Theo Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, hai năm qua, tỷ lệ giảm hút thuốc lá ở nhiều địa phương đã cho thấy kết quả đáng mừng. Năm 2018 đã có 12 tỉnh có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm so với điều tra toàn quốc năm 2015 (là 45,3%) như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An… (với tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 32,3 đến 45%). Tỷ lệ người phơi nhiễm thụ động với khói thuốc cũng giảm, tại nơi làm việc giảm 13,3%; trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%; trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15%...
Môi trường không khói thuốc lá ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh minh họa. |
Thực tế cho thấy, việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng các đợt kiểm tra, thanh tra và số tiền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Bệnh viện Việt - Xô là một trong những đơn vị giữ được môi trường không khói thuốc. |
Điển hình gần đây nhất, cuối tháng 9-2019, Ban chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá Bộ Công an đã phối hợp với Công an TP Hà Nội và Công an TP HCM có đợt kiểm tra, xử lý các khách sạn, nhà hàng vi phạm quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá, xử phạt hàng chục khách sạn với số tiền lớn. Hiện việc kiểm tra, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này vẫn được tiếp tục tiến hành ở nhiều địa phương khác trên cả nước.
Đặc biệt, môi trường không khói thuốc đã được thực hiện khá nghiêm túc ở nhiều điểm công cộng, nhất là ở bệnh viện, trường học. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, bước chân vào lối cổng chính là vườn hoa sạch sẽ, mát mẻ cho bệnh nhân và người nhà ngồi dưới bóng cây. Đó cũng là nơi có tấm biển đề “Cấm hút thuốc lá trong bệnh viện”.
Quan sát tại đây, chúng tôi nhận thấy quy định này được thực hiện nghiêm túc, không hề bắt gặp một hình ảnh vi phạm nào. Ở một số bệnh viện khác tại Hà Nội, hễ một ai đó cầm trên tay điếu thuốc lá là ngay lập tức bảo vệ bệnh viện sẽ nhắc nhở. Đó là hiệu quả của công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được tác hại của thuốc lá và chấp hành quy định.
Sau hơn sáu năm thành lập (2013-2019), Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 15 sáng 4-10, Chính phủ báo cáo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về kết quả hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong hai năm qua, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ (Bộ Y tế) nêu ý kiến cần tiếp tục duy trì Quỹ để bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.