Đà Nẵng “khát nước", các thuỷ điện trình bày nguyên nhân

Thứ Năm, 15/11/2018, 20:05
Ngày 15-11, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có buổi làm việc với với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước và đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, để nắm bắt được thực trạng cấp nước, nhiễm mặn sông Cầu Đỏ, việc vận hành các hồ chứa nước thủy điện , hệ thống đập dâng An Trạch.


Tại buổi làm việc, ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) thừa nhận: Sở dĩ xảy ra tình trạng thiếu nước vì độ mặn trên sông Cầu Đỏ tăng đột biến. Đồng thời, các hồ thủy điện phía đầu nguồn đã ngang mực nước chết nên không thể cung cấp nước để nhà máy hoạt động đầy đủ. 

Dawaco cũng đã tiến hành cắt nước luân phiên có thể là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiếu nước diễn ra trên diện rộng thời gian qua.

Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã có buổi làm việc với với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước và đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng

Tuy nhiên, tại cuộc họp khẩn này đại diện thủy điện Đăk Mi 4 lại cho rằng: Theo văn bản của Cục Tài nguyên nước thì Đăk Mi 4 đã thực hiện xả nước về hạ du. Số liệu ngày 15/11 vẫn xả 3,2m3/s, hồ hiện đang dưới mực nước chết 0,6m. Phía đại diện thủy điện Đăk Mi 4 cũng kiến nghị điều chỉnh sản lượng phát điện tháng 11, 12 do thiếu nước.

Trong khi đó, theo đại diện thủy điện A Vương từ đầu mùa mưa năm nay, mưa trên lưu vực sông Vu Gia thấp nhất từ năm 1977 đến giờ, dòng chảy giảm dần. Thủy điện A Vương cũng nhận định, trong thời gian sắp tới hiện tượng thiếu nước còn khó khăn hơn. 

Hiện tại hồ chứa cao hơn mực nước chết 1,1m. Vào khoảng thời gian nhiễm mặn của Đà Nẵng vừa qua, thì có tăng phát để xả cho hạ du vì liên tiếp ở quanh mực nước chết nhưng không đáng kể. Phía Thủy điện A Vương cũng đã có trao đổi với Dawaco thì đã vận hành xả nước dù dưới mực nước chết. 

Trong mùa mưa năm 2018 này rất ít nhưng có lượng mưa ít dưới lưu vực hồ. Nếu trên lưu vực A Vương tiếp tục không có mưa thì nguy cơ là mùa cạn năm 2019 hạn nặng. Thủy điện A Vương cũng kiến nghị, cần có phương án tích nước, bởi viễn cảnh mùa khô tới sẽ rất gay gắt, sẽ khó cả việc cấp nước cho hạ du và đảm bảo an ninh năng lượng.

Đại diện Thủy điện Sông Bung 4 cho biết thêm, được vận hành 9/2014, năm này bằng 26% lượng nước những năm trước đây, lượng nước về rất thấp. Từ ngày 16-10-2018 đến 14/11/2018, đã tách khỏi thị trường không phát điện, không phát tích nước được 64 triệu m3 còn thiếu 170m3. Sau khi biết tình hình thiếu nước của Đà nẵng thì đã phát trở lại từ 14-11. 

Phía Thủy điện Sông Bung 4 cũng nhận định, năm 2019 sẽ thiếu nước nghiêm trọng hơn, nếu giờ tiếp tục xả nước thì năm sau sẽ càng khó.  “Từ ngày 15/11 được phép tích nước để cho năm 2019 nhưng vừa rồi có văn bản của Cục tài nguyên nước tùy tình hình cấp nước cho hạ du. Với tình hình hiện nay năm 2019 sẽ thiếu nước trầm trọng hơn nếu không có kế hoạch tích nước từ bây giờ” - vị đại diện Thủy điện Sông Bung 4 cho biết thêm.

Đại diện Thủy điện sông Tranh cung cấp: Lưu lượng về hồ tháng 10 là 70m3/s bằng 27% trung bình nhiều năm, rất là kiệt. Tháng 11, lũ chính vụ còn 43,5m3/s, bằng 10% trung bình nhiều năm. So với chuỗi thủy văn 45 năm thì đây là thấp kỷ lục. 

Nếu lưu lượng về hồ bằng 50% trung bình nhiều năm thì nước ở cao trình 170m. Với tình hình như vậy đã có văn bản gửi cho điều độ và tỉnh Quảng Nam là phải giảm phát điện, tích nước hồ chứa đảm bảo hồ chứa năm 2019. Hiện tại, tình hình nhiễm mặn Hội An, Duy Xuyên rất nặng nề. Chính vì vậy, cần phải tiết kiệm nước tối đa trước mắt là vụ Đông Xuân, nếu không sẽ mất trắng.

Trước báo cáo đồng loạt “thiếu nước tích hồ” của các thủy điện đầu nguồn,  ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) chủ trì cuộc họp nhận định: Mùa lũ năm nay rất đặc biệt. Cơ bản chỉ có sông Bung 4 trên mực nước chết nếu không có biện pháp. 

Liên quan đến việc quản lý vận hành hệ thống nhà máy nước của Dawaco - Đà Nẵng, ông Vĩnh cho hay, Đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT đã có một buổi đi khảo sát thực tế liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ nói riêng cũng như đảm bảo nguồn nước hạ lưu sông Vu Gia. 

Ông Vĩnh khẳng định, sẽ phải là ưu tiên cao nhất cao nhất nước sinh hoạt cho người dân. Trên cơ sở kết quả số liệu đã báo cáo, đề nghị giải pháp cao nhất vẫn là lấy nước ở An Trạch, xong sử dụng nước có tiết kiệm và những biện pháp tuyên truyền hiệu quả, bởi nhiều nơi đang lãng phí nguồn nước.

Hoài Thu
.
.
.