Tập đoàn Sao Mai đi lên bằng bản lĩnh và trí tuệ

Thứ Hai, 12/10/2015, 08:37
Những ngày rất gần đây, Tập đoàn Sao Mai đã phân phối thành công một cách ngoạn mục 107.287.740 cổ phần ra công chúng, số tiền thu về hơn 1.072 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của Tập đoàn Sao Mai lên hơn 4.000 tỷ đồng. Đây là lần thứ 9 Sao Mai lập được kỳ tích liên tục tăng vốn kể từ năm 2007.


Cùng thời gian này, mã cổ phiếu DAT của Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch & Phát triển thủy sản (Trisedco – thành viên của Sao Mai Group) được Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận và đang chuẩn bị chào sàn.

Sự phát triển táo bạo, thần tốc

Theo đánh giá của HOSE, Sao Mai là một trong số doanh nghiệp “quí hiếm” sở hữu 3 mã chứng khoán lên sàn và càng hiếm hơn khi phát hành cổ phiếu tăng vốn 9 lần liên tục thành công. Những tin vui kép này đã làm nức lòng giới đầu tư tài chính trong và ngoài nước, bởi theo kế hoạch 2015, Tập đoàn Sao Mai sẽ tiếp tục tăng vốn lên gấp đôi (khoảng 8.000 tỷ đồng) vào cuối năm khi trong tay Sao Mai đang làm chủ nhiều dự án tốt, kỳ vọng sẽ tạo nên lực hấp dẫn các nhà đầu tư (NĐT). 

Ngược dòng thời gian, năm 2012, Sao Mai là 1 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, 1 trong 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (2015), 1 trong 50 lãnh đạo xuất sắc nhất việt Nam (2015), TOP 10 lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu thời kỳ hội nhập. Ở giai đoạn “hậu hội nhập WTO”, Sao Mai Group là một một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề với 12 công ty thành viên, tổng giá trị tài sản 15.000 tỉ đồng. 

Tập đoàn Sao Mai (ASM) vững bước tiến vào tương lai.

Sự phát triển của Sao Mai là nhờ vào tầm nhìn chiến lược của những người “cầm quân”. Năm 2008, khi “cơn bão” suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính bắt đầu tấn công vào nền kinh tế cũng là thời điểm mà Tập đoàn Sao Mai chịu cơn khủng hoảng lần thứ 2 sau 10 năm ra đời. Với bản lĩnh của người đứng mũi chịu sào, ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ASM đã đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. 

Từ năm 2006, ASM đầu tư dự án Cụm công nghiệp Vàm Cống trong bối cảnh các dự án khu công nghiệp đua nhau mọc lên như nấm. Trong khi nhiều KCN ra sức mời chào nhà đầu tư đến thuê đất thì ông Thuấn lại bình thản trả lại tiền đặt cọc cho một đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia, rồi… để đất trống. Điều này khiến địa phương, nơi có dự án đầu tư không khỏi ngạc nhiên. Đến khi các nhà máy của Tập đoàn Sao Mai lần lượt mọc lên, thì mọi người mới hiểu đó là sự tính toán dài hơi của vị doanh nhân này. 

Hiện tại có 6 nhà máy của các công ty thành viên như: Công ty CPĐT&PT Đa Quốc gia (IDI), Công ty CP Thủy sản sạch, Công ty CP Dầu cá Châu Á, Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch & Phát triển thủy sản (Trisedco), với tổng số lao động gần 5.000 người đang làm việc tại đây. Toàn bộ quĩ đất tại Cụm công nghiệp Vàm Cống, Tập đoàn Sao Mai chỉ để dành riêng cho các nhà máy trong chuỗi khép kín nâng cao giá trị cho con cá tra. “Nếu ngày trước vội vàng cho thuê đất với giá rẻ thì chắc chắn hôm nay, khi đầu tư hệ thống nhà máy lại phải đi thuê đất manh mún, tản mát ở nhiều nơi, mất đi lợi thể cạnh tranh", ông Thuấn chia sẻ.

“Khác biệt để thành công” là tư duy của Sao Mai. Nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Ranee của Tập đoàn Sao Mai được đầu tư với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng, công nghệ hiện đại nhập khẩu từ châu Âu là minh chứng cho điều này. Dầu cá cao cấp Ranee là một sản phẩm của tập thể trí tuệ Sao Mai, được kiểm soát chặt chẽ theo qui trình FSSC, đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Tiến về Tây Đô”

Theo dự kiến, Tập đoàn Sao Mai sẽ dời Trung tâm điều hành của Tập đoàn về thành phố Cần Thơ. Nói về lý do, ông Lê Thanh Thuấn cho biết: “Tôi đánh giá rất cao về tiềm năng và tương lai phát triển của thành phố Cần Thơ. Là một đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, Cần Thơ được quy hoạch rất bài bản. Với ASM, đây là bước đi có tính chiến lược để kế hoạch tái cấu trúc và hiện đại hoá doanh nghiệp". 

Hành trang của xuất phát điểm tuy rất khiêm tốn nhưng giờ đây, ASM đã là một tập đoàn kinh tế phát triển mạnh với 12 công ty thành viên, tổng vốn điều lệ đã trên 4.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, trong đó có hàng trăm người do chính Tập đoàn cử đi đào tạo ở trong và ngoài nước. Thật ấn tượng khi tiếp xúc với đội ngũ cán bộ quản lý của Sao Mai, đa số họ đã giao tiếp được từ 1 đến 2 ngoại ngữ. Đây quả là điều đáng tự hào với một doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long... 

Sau 10 năm Việt Nam gia nhập sân chơi lớn của nền kinh tế toàn cầu WTO,  có thể ví Sao Mai đang “phi nước đại” vào tương lai với bản lĩnh, tính nhân văn, sự nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết để sáng tạo không ngừng.

Phạm Thu
.
.
.