SCIC sẽ được chuyển về “siêu uỷ ban”
- SCIC rút 1.000 tỷ đồng đầu tư khỏi Gang thép Thái Nguyên
- Một số bộ, địa phương trì hoãn việc chuyển giao vốn về SCIC
- Cách đấu giá của SCIC khiến cổ phiếu Vinamilk “mất giá”?
Theo đó, đứng đầu danh sách là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). SCIC sẽ không còn thuộc Bộ Tài chính mà sẽ được chuyển về “siêu uỷ ban” và chịu sự quản lý của cơ quan này.
Tuy nhiên, SCIC vẫn là “siêu doanh nghiệp” khi tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 20 doanh nghiệp còn lại là các công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài, đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giao thông – Vận tải. Ước tính, giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước tại 21 tập đoàn, tổng công ty này tương đương 50% tổng giá trị vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước. Dự kiến, “siêu uỷ ban” sẽ quản lý khối lượng vốn lên tới 5 triệu tỷ đồng.
Theo Ban soạn thảo, Dự thảo đưa ra kiến nghị như vậy vì Ủy ban là một tổ chức đặc biệt của Chính phủ, vừa là cơ quan thuộc Chính phủ, vừa là một cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhiệm vụ quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.