Nhiều học giả uy tín thế giới ủng hộ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Tham dự hội thảo có 200 đại biểu và 20 diễn giả nổi tiếng và uy tín về công pháp quốc tế, về luật biển từ các trường Đại học, các Viện… trong nước và quốc tế.
Toàn cảnh hội thảo. |
GS, TS Mai Hồng Qùy, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh; GS, TS Lê Minh Tâm-Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và GS, TS Erick Frankx- ĐH Vrije Brussel (Vương quốc Bỉ), Thành viên Tòa Thường trực La Haye (Hà Lan) đồng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, các giáo sư đã làm rõ những thuật ngữ, các thủ tục pháp lý, chức năng và vai trò của Tòa Công lý Quốc tế, Tòa Trọng tài thường trực. Những hiểu biết sơ sài đã gây sự nhầm lẫn trên các phương tiện truyền thông sau ngày 12-7-2016, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết vụ kiện Philippines- Trung Quốc.
Việt Nam là một quốc gia rất yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. nên trong các phát biểu tham luận, các diễn giả quốc tế luôn bày tỏ sự mong muốn về các vấn đề liên quan như những thủ tục khởi kiện, những vấn đề liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán để bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Hội thảo quốc tế kết thúc trong nhiều quan điểm lập trường và sự quan tâm đầy trách nhiệm và thể hiện đầy đủ tính khách quan, công bằng khi thực thi pháp luật quốc tế, đặc biệt là Tòa Công lý, Tòa xét xử về Luật Biển và Toà Trọng tài quốc tế.
TS Ngô Hữu Phước phát biểu tham luận tại hội thảo. |
Nhiều phát biểu tham luận, nhiều quan điểm, hoàn cảnh khách quan và chủ quan liên quan đến chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền Biển Đông liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam rất được các học giả uy tín nổi tiếng thế giới chia sẻ, ủng hộ và đưa ra nhiều giải pháp giải quyết.
GS. TS Mai Hồng Qùy còn cho biết, sắp tới Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh sẽ tiến hành thành lập Trung tâm nghiên cứu về Luật Biển dành cho những cán bộ nghiên cứu và các sinh viên, giảng viên nghiên cứu khoa học về Luật Biển và các vấn đề liên quan đến Biển Đông….