Đề nghị Bộ Y tế công bố dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội
- Bác sĩ khám cho "bệnh nhân thứ 17" chủ động đến bệnh viện cách ly
- Cách ly 50 người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 21
Bệnh nhân mới nhất trên địa bàn được xác định là Nguyễn Quang T, nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội là người ngồi gần hàng ghế với Bệnh nhân N.H.N đã xét nghiệm dương tính với chủng virus SARS-CoV – 2.
Như vậy đến thời điểm này Hà Nội có 4 ca nhiễm COVID-19. Nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 21 trường hợp. 4 ca dương tính COVID-19 ở Hà Nội gồm: Nguyễn Hồng N, 26 tuổi (bệnh nhân số 17); Dương Đình Ph, 27 tuổi; Lê Tuyết H, 64 tuổi; Nguyễn Quang T, 61 tuổi.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, tổng số người tiếp xúc gần với 4 trường hợp này là 130 người, tiếp xúc với tiếp xúc (F2) là 226. Sở Y tế đã xác minh được nơi đến của 155/180 hành khách hạng phổ thông, 21/21 hành khách hạng thương gia. Trong đó có 60 người có lưu trú tại Hà Nội.
Cụ thể: Hoàn Kiếm có 47 người, trong đó hiện chỉ còn 10 người đang lưu trú, 37 người đã di chuyển đi nơi khác; Đống Đa có 9 người, trong đó hiện chỉ còn 5 người, 4 người đã di chuyển đi nơi khác; Ba Đình có 1 người; Cầu Giấy có 1 người; Hai Bà Trưng có 2 người.
Hà Nội đã thực hiện cách ly với 356 trường hợp tiếp xúc gần, người tiếp xúc với "người tiếp xúc gần" liên quan đến ca nhiễm COVID-19 mới trên địa bàn TP.
Nhiều tuyến phố quận Ba Đình sẽ được phun khử khuẩn. |
Ông Hiền cho biết, đến hết ngày 7-3, ngành y tế Hà Nội đã làm xét nghiệm được 1.004/2.304 trường hợp đang cách ly tập trung tại các các cơ sở của quân đội và bệnh viện Công an TP, còn lại 1.300 mẫu đã gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Toàn bộ mẫu xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Trước diễn biến dịch bệnh tại Hà Nội, Sở Y tế đã làm hồ sơ gửi Bộ Y tế, đề nghị công bố dịch COVID-19 trên địa bàn TP.
Khó quản lý các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
Đối với nguồn cung hàng hóa, Phó Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Lan Phương cho biết ngay từ đầu tháng 2 ngành đã chủ động có lượng hàng dự trữ, nguồn cung luôn đảm bảo. Sở Công thương đã tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối dự trữ tăng hơn tháng bình thường các mặt hàng thiết yếu. Chủ động làm việc với các tỉnh để có nguồn hàng thiết yếu.
“Chúng tôi đã rà soát các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nước rửa tay trên địa bàn TP, hiện nay đang tính toán, với dân số của Hà Nội thì khoảng 7, 8 triệu người, nhu cầu sử dụng khẩu trang nhiều, khuyến cáo nên sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn”.
UBND TP Hà Nội họp trực tuyến với các quận huyện. |
Theo bà Lan Phương, trong ngày 7-3, do tâm lý lo lắng, người dân đổ xô đi mua hàng, có siêu thị khách mua tăng 300 – 400 lần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng. Tại tất cả siêu thị, hệ thống phân phối thì toàn bộ hệ thống không tăng giá.
“Chỉ có một số chợ dân sinh, có một số tiểu thương tự nâng giá thịt lợn nâng lên nhưng thấy giá cao người dân cũng không mua. Mọi hàng hóa, giá cả đến hôm nay trở lại bình thường. Thịt lợn tại các chợ đã trở về giá 140.000 đồng/kg. Và có bóng dáng của lực lượng quản lý thị trường thì đâu lại vào đấy ngay”, bà Lan khẳng định. Bà Lan cũng thông tin thêm, đối với doanh nghiệp sản xuất khẩu trang quản lý rất khó. Họ không công khai sản lượng và khẩu trang sản xuất ra bán đi đâu chúng tôi cũng không được biết”, đại diện Sở Công thương nói thêm.