Bão số 2 đổ bộ Nghệ An - Hà Tĩnh: Những thiệt hại ban đầu
Lúc 4h sáng nay, bão số 2 nằm trên vùng núi Nghệ An-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
- Bộ Công an chỉ đạo chủ động ứng phó với bão số 2
- Lực lượng Công an chủ động đối phó với cơn bão số 2
- Họp khẩn đối phó với diễn biến bất thường của cơn bão số 2
- Bão số 2 mạnh cấp 8 hướng về Thanh Hóa – Hà Tĩnh
Như dự báo, cơn bão số 2 (Talas) đã đổ bộ vào Nghệ An với gió giật mạnh trong nhiều giờở hầu hết các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn và đã có những thiệt hại ban đầu về người và tài sản.
1h sángnay 17-7, bão số 2 đã đổ bộvào Nghệ An, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 9-10. Ngay tại thành phố Vinh, cơn bão quần thảo liên tục trong 3 giờ liền gây mất điện trên diện rộng, nhiều cây cối bị gió làm bật gốc, chắn ngang đường gây ách tắc giao thông.
Đến 4 giờ sáng cùng ngày, bão bắt đầu suy yếu, theo thống kê ban đầu, Nghệ An đã có những thiệt hai về người và tài sản. Tại thị xã Hoàng Mai đã có 1 người chết do đổ nhà tường sập, 1 thuyền thúng bị chìm, 100 mái tôn bị tốc; Tại thị xã Cửa Lò, khoảng hơn 2h rạng sáng ngày 17/7, khi đang neo đậu phía Bắc Đảo Ngư thuộc TX Cửa Lò, một chiếc tàu số hiệu VTP 26, chở than từ Quảng Ninh vào cảng Cửa Lòcùng với 12 thuyền viên và chủ hàng bị sóng biển đánh chìm.
Hiện lực lượng cảng vụ đang phối hợp với bộ đội biên phòng và hải quân, chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên cùng chiếc tàu nói trên.Tại huyện Hưng Nguyên gió lốc làm mất 2 thuyền trên Sông Lam, gãy đổ cổng chào tại xã Hưng Thịnh làm ách tắc giao thông trên quốc lộ 1 A (đường tránh Vinh)...Các địa phương khác của tỉnh Nghệ An cũng trong tình trạng gãy cột điện và cây cổ thụ bị bật gốc, gây ách tắc giao thông.
Để chủ động phòng chống với bão số 2, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chia 21 đoàn về kiểm tra và chỉ đạo phương án phòng chống tại 21 địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, Tỉnh ủy thành lập 1 đoàn, UBND tỉnh thành lập 1 đoàn và Sở NN&PTNT tỉnh thành lập 3 đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo.
Riêng lực lượng Công an Nghệ An, ngay từ chiều 16-7, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức họp triển khai lực lượng, công tác và các phương án phòng chống. Lãnh đạo Công an tỉnh đã yêu cầu Công an các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TX Cửa Lò chủ động tham mưu phương án di dời các hộ dân ven biển đến nơi an toàn, phòng tránh nước đang, triều cường khi bão đổ bộ vào đất liền;
Phối hợp với các cấp các ngành chức năng kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn; thông báo chủ động phòng tránh, neo đậu tại nơi an toàn và không đi vào khu vực nguy hiểm. Công an Nghệ An đã điều động hàng trăm cán bộ chiến sĩ trực tiếp đến các vùng xung yếu để giúp dân tránh bão đồng thời duy trì chế độ trực 100% để kịp thời phản ứng khi có yêu cầu.
Ngay khi bão tan, lực lượng Công an đã triển khai lực lượng đến các địa bàn bị thiệt hại nặng để giúp dân khắc phục hậu quả bão lụt. Đồng thời tập trung các phương án đảm bảo an toàn các hồ đập trên địa bàn, bởi hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa trên diện rộng.
Trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.
Hoàn lưu bão số 2 đã gây mưa lớn cho khu vực ven biển Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Ảnh: vne |
Trong ngày hôm nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (50-100mm), từ đêm nay mưa giảm dần.
Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa có khả năng kéo dài trong 2-3 ngày tới.
Hình ảnh tan hoang ở Cửa Lò, Nghệ An. Ảnh vne.vn |
Ở vịnh Bắc Bộ (gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) trong sáng nay vẫn có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-5m; Biển động mạnh.
Vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10, vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Ninh Bình gió giật cấp 6-8.
Ảnh vnn |
20h ngày 16-7, tâm bão số 2 chỉ còn cách bờ biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh khoảng 160 km với sức gió tối đa lên 100 km/h, tương đương cấp 9-10. Hiện khu vực Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), gió giật cấp 8. Một số nơi có mưa rất to như Hoành Sơn (Hà Tĩnh), Tân Mỹ (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị) trên 200 mm.
Đường đi của bão số 2 |
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, với hướng tây tây bắc, vận tốc 20 km/h, dự kiến bão đổ bộ Thanh Hóa - Hà Tĩnh vào đêm 16-7, rạng sáng 17-7, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-12. Ven biển Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10.
Ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình và sâu trong đất liền khu vực các tỉnh thành từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-8. Bão sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực Trung Lào.
* Thanh Hóa: 100% CBCS Công an ứng trực chống bão
Thực hiện Công điện của UBND tỉnh về phòng chống cơn bão số 2, ngày 16-7, Giám đốc công an tỉnh đã có điện số 322 huy động 100% CBCS công an các huyện, thị xã, thành phố và 50% CBCS các phòng thuộc công an tỉnh thường trực để sẵn sàng tham gia phòng chống bão…
Lực lượng CSGT đường thủy Công an Thanh Hóa kiểm tra, nhắc nhở ngư dân neo đậu tàu thuyền an toàn. |
Theo đó, các lực lượng Công an trong tỉnh đã chủ động tăng cường lực lượng xuống các địa bàn xung yếu cùng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng tại chỗ triển khai các phương án ứng phó với cơn bão số 2.
Riêng lực lượng Cảnh sát đường thủy, ngay sau khi có điện chỉ đạo của Giám đốc, đơn vị đã huy động 100% quân số xuống các địa bàn trọng điểm, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi tàu thuyền vào khu vực tránh trú bão an toàn, vừa hướng dẫn và giúp nhân dân chằng buộc lại tàu thuyền, phương tiện, nhà cửa để đề phòng thiệt hại do bão lụt xảy ra.
Công an huyện Quảng Xương giúp dân phòng chống cơn bão số 2 |
Tại các huyện ven biển như Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, TP.Sầm Sơn đến chiều tối ngày 16-7 đã bắt đầu xuất hiện mưa to kèm theo gió giật mạnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thì công tác neo đậu tàu thuyền, gia cố nhà cửa sẵn sàng ứng phó với bão số 2 đã hoàn tất.
Tính đến cuối giờ chiều ngày 16-7, toàn tỉnh Thanh Hóa có 5.021 phương tiện tàu, thuyền với 19.420 lao động đã vào các nơi tránh trú bão an toàn. Ngoài ra, các phương tiện và lao động đang hoạt động ở các vùng biển khác cũng đã nhận được thông tin về cơn bão và đang tìm về nơi tránh trú bão. Chính quyền và lực lượng chức năng các cấp đã lập phương án sẵn sàng sơ tán hơn 57 nghìn hộ dân, với khoảng 247.867 người ra khỏi vùng nguy hiểm.
Cán bộ Công an Thanh Hóa và các lực lượng chức năng giúp dân di dời phương tiện vào bờ. |
* Hải Phòng: Cấm biển
Trước tình hình diễn biến nhanh và bất thường của bão số 2, chiều 16-7, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP Hải Phòng đã ban hành thông báo số 03/TB-PCTT & TKCN về việc đình chỉ các hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông.
Theo đó, đình chỉ các hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa, gồm: các tuyến vận tải hành khách, vận tải hàng hoá từ 16 giờ ngày 16-7. Riêng tuyến Cát Bà- Bến Bính và ngược lại dừng từ 13 giờ 30 phút ngày 16/7.
Các tuyến phà biển, phà sông dừng hoạt động từ 17 giờ ngày 16-7.
Các hoạt động vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo và ven sông cũng phải dừng hoạt động từ 17 giờ ngày 16-7.
Từ 17 giờ ngày 16-7, kiên quyết ngăn chặn, không để các tàu thuỷ sản, phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa, phà, đò, lồng bè đã vào nơi tránh trú... hoạt động trong thời gian có bão.
* Quảng Ninh: Sẵn sàng mọi phương án đối phó với bão số 2
Tỉnh Quảng Ninh đã họp khẩn ứng phó với cơn bão số 2. Theo Ban chỉ đạo PCTT&TKCN, PCCC tỉnh Quảng Ninh, tình hình các hồ nước trên địa bàn đang ở ngưỡng an toàn, hệ thống đê điều đảm bảo. Toàn tỉnh hiện có 7.512 tàu, trong đó có 516 tàu đánh bắt xa bờ.
Chi cục Thủy sản thông báo diễn biến bão cho các nghiệp đoàn nghề cá và các chủ tàu hoạt động xa bờ, hiện các tàu đang di chuyển về nơi tránh trú. Đối với 481 tàu du lịch, sẽ ngừng cấp phép khi có lệnh và yêu cầu di chuyển về nơi tránh trú đã được thông báo.
CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh tuần tra, kêu gọi tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn. |
Từ 6h, ngày 16-7 tàu từ các tuyến đào về đất liền ngừng hoạt động do biển động. Trên các đảo đang còn 5.126 khách du lịch, trong đó có 30 khách quốc tế. Riêng đảo Cô Tô có 3.500 du khách, trong đó có 14 khách quốc tế. Huyện Cô Tô chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nhà nghỉ bố trí chỗ ở ổn định, an toàn cho du khách, thông báo tàu thuyền hoạt động về nơi tránh trú an toàn. Để chủ động đối phó với báo số 2, ngành than chủ động nạo vét hệ thống thoát nước, gia cố bãi thải, có giải pháp di dân kịp thời tại các khu vực liền kề bãi thải...
Để đối phó với cơn bão, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện đã yêu cầu BCĐ PCTT&TKCN, PCCC tỉnh ban hành công điện, các đơn vị liên quan phải tổ chức kiểm tra, rà soát, khắc phục vị trí xung yếu. Các đơn vị nắm chắc thông tin về khách du lịch mắc kẹt trên đảo, tích cực tuyên truyền, thông tin kịp thời đến du khách. Các ngành, địa phương kiểm tra công tác trực ban, 4 tại chỗ, kiểm tra công trình thủy lợi, hồ đập. Các dự án đang thi công cần triển khai ngay giải pháp ứng phó.
Đối với các dự án đang thi công phía đồi, cần rà soát kỹ, có giải pháp di dời kịp thời các hộ dân dưới dự án; TP Cẩm Phả di dời khẩn cấp 64 hộ dân đang sống tại khu chung Dương Huy đã xuống cấp, di dời các lán trại tại các công trình gần kè đất, đá và phía đồi. Thông báo cho chủ các lồng bè thực hiện chằng chống, di dời về nơi an toàn. Kiên quyết di dời người lao động tại các lồng bè lên bờ; ngành điện kiểm tra, duy trì cấp điện ổn định.
Hơn 5.000 du khách đang mắc kẹt trên đảo Được biết, hiện trên các đảo thuộc huyện Vân Đồn và Cô Tô đang có hơn 5.000 du khách, trong đó có 30 khách quốc tế. Riêng đảo Cô Tô có 3.500 du khách, trong đó có 14 khách quốc tế mắc kẹt trên đảo. |
Các lực lượng vũ trang chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng huy động ứng cứu, hỗ trợ di dân khi có huy động. Ngành GTVT chủ động phân làn, có giải pháp điều phối giao thông, không để ùn ứ trên các tuyến đường, dừng cấp phép đối với các tàu du lịch từ 13h, ngày 16-7; Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập các đoàn kiểm tra để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo đối phó với cơn bão.
* Nghệ An: Bão có người chết, Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm
Sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo, địa phương nào để thiệt hại về người do thiếu chủ động trong ứng phó với cơn bão, chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiệm.
Người dân ở cảng cá Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An neo đậu tàu thuyền trước cơn bão số 2. Ảnh: Bá Cường (vnn) |
Yêu cầu người đứng đầu các ngành, các cấp phải nêu cao trách nhiệm, thường trực 24/24h. Tại cuộc họp, Chủ tịch tỉnh quán triệt, tập trung mọi phương án để chủ động ứng phó với bão số 2. Lệnh cấm biển phải được thực hiện nghiêm túc. Phương án PCBL, di dân vùng sạt lở, ngập úng, phòng chống lũ quét ở miền núi, ven sông suối phải được triển khai trước 17h chiều nay.
Nghệ An có 3.912 phương tiện/18.523 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản. Cùng với việc "cấm biển" từ chiều nay, Nghệ An cũng triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi, giao thông trọng điểm khi có bão lớn, lũ ống lũ quét...
Hà Tĩnh: Sẵn sàng di dời hàng vạn dân tránh bão
Từ tối qua, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xuất hiện mưa kéo dài, tại các huyện ven biển như Lộc Hà, Cẩm Xuyên. Đề phòng bão số 2 đổ bộ, ngư dân đã bắt đầu di chuyển tàu thuyền vào nơi an toàn.
Theo đại diện Ban quản lý Cảng cá Hà Tĩnh, đến 8h sáng nay, tại âu cảng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) có hơn 160 tàu thuyền nội tỉnh và 25 tàu thuyền vào neo đậu tránh bão.
Khẩn trương đưa tàu vào bờ tránh bão ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Ảnh: Thiện Lương (vnn) |
Từ sáng sớm, rất nhiều ngư dân đã có mặt tại cảng Cửa Sót để neo buộc lại tàu thuyền, di chuyển các vật dụng thiết yếu từ thuyền lên bờ để đề phòng bão đổ bộ bất ngờ.
Thông tin từ Tiểu ban An toàn nghề cá tỉnh Hà Tĩnh, đến 14h, hơn 6.000 tàu thuyền cùng 17.676 lao động đã vào các nơi neo đậu an toàn. Để chủ động phòng tránh bão số 2 (tên gọi quốc tế là Talas), tỉnh cũng đã lên phương án sơ tán dân khu vực trọng điểm vùng ven biển, cửa sông đến nơi an toàn với 4 kịch bản.
Ngư dân huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh chằng giữ phương tiện đánh cá. Ảnh: vnn.vn |
Cụ thể, với bão từ cấp 8-9 sẽ sơ tán 1.587 hộ với 16.459 người thuộc 8 địa phương, đơn vị; từ 10-11 sẽ sơ tán 4.132 hộ với 23.261 người. Khi có bão từ cấp 12- 13 sẽ sơ tán 10.928 hộ dân với 47.400 người. Bão từ cấp 14 trở lên sơ tán 26.198 hộ dân với 103.440 người.
Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng các phương án đối phó với cơn bão số 2 Chiều 16-7, Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN) Bộ Công an đã ký công điện khẩn số 03 chỉ đạo Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an; Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, yêu cầu lực lượng CAND chủ động ứng phó với các tình huống của bão số 2 và mưa, lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây ra. Theo đó, Bộ Công an yêu cầu Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau: Thực hiện nghiêm túc Công điện số 19/CĐ-TW ngày 15-7-2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và chỉ đạo của chính quyền địa phương về công tác ứng phó với bão, mưa, lũ, sạt lở đất. Đối với Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt diễn biến của Bão, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tại nơi neo đậu, tránh trú của tàu thuyền. Đối với Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của Bão, mưa lũ sau bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp cùng cơ quan chức năng triển khai phương án sơ tán nhân dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản và công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. Tuyệt đối không cho người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn. Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, doanh trại, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm… do lực lượng Công an canh gác, bảo vệ. Chủ động triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của Công an các đơn vị, địa phương để tránh thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng ngày về Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Bộ Công an... |