Yemen phá hủy hệ thống tên lửa của Saudi Arabia ở Ta’izz

Thứ Bảy, 10/02/2018, 11:51

Quân đội Yemen được các chiến binh đồng minh đến từ Phong trào Kháng chiến Houthi Ansarullah hỗ trợ đã thành công trong việc phá hủy một hệ thống tên lửa của lực lượng lính người ngoài đánh thuê cho Saudi Arabia ở phía Tây Nam tỉnh Ta’izz, Yemen.

Chuẩn tướng Aziz Rashed, phó phát ngôn lực lượng vũ trang Houthis hôm 9-2 nói với kênh truyền hình Yemen al Masirah rằng vụ tấn công đã phá hủy hoàn toàn hệ thống tên lửa MIM-104F (PAC-3) do Mỹ sản xuất được lắp đặt gần thành phố cảng Mokha.

Ông tiếp tục cho biết tên lửa được Quân đội Yemen và đồng mình Houthis phóng đã đánh trúng mục tiêu với chính xác cao, phá hủy hoàn toàn “lá chắn” phòng không hiện đại. Chuẩn tướng cho biết thêm vụ tấn công mở đường cho một hoạt động lớn hơn để quét sách sự hiện của lực lượng liển quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu dọc bờ biển phía Tây Yemen.

Hệ thống tên lửa phòng thủ MIM-104F. Ảnh: AP

Các quan chức Saudi Arabia chưa đưa ra bình luận về vụ tấn công tên lửa.

Trước đó vào ngày 1-2, al Masirah đưa tin Quân đội Yemen được sự hỗ trợ của Hội đồng Lực lượng Dân quân đã phóng tên lửa đạn đạo bản địa Qaher M-2 tấn công căn cứ Om al Rish của liên quân Saudi Arabia ở Ma’rib, miền Trung Yemen.

So sánh hệ thống MIM-104F và hệ thống Qaher M-2

MIM-104F được nâng cấp từ Patriot PAC-2 được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T. Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

MIM-104F  có mục tiêu lựa chọn trước khi đánh chặn, chọn  mục tiêu tối ưu, hướng dẫn đồng bộ thiết bị đầu cuối để đảm bảo mục tiêu bị bắn hạ. 

MIM-104F có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot.  

Tên lửa đạn đạo Qaher M-2 của Yemen. Ảnh: Tasnim

Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc

Các tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động cao. Mỗi xe phóng mang 4 tên lửa Patriot PAC-2 hoặc 16 tên lửa  MIM-104F . Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.  Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Patriot có thể được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khu vực và từng quốc gia… Nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.

Qaher M-2 là một loại tên lửa được Lực lượng Houthi hoán cải thành công từ tên lửa S-75 do Liên xô sản xuất.

Theo tuyên bố của Quân đội Yemen, tên lửa Qaher M-2 được trang bị đầu đạn nặng 350 kg, tầm bắn đến 400 km, sai số đánh trượt mục tiêu chỉ khoảng 5-10, điều này có nghĩa bộ binh của kẻ thù vẫn phải chịu thương vong.

Được biết ít nhất 2 lần trong năm 2017, Quân đội Yemen và đồng minh Houthi dùng loại vũ khí “ác mộng” này nã liên tiếp vào các mục tiêu quân sự chiến lược ở Saudi Arabia trước sự bất lực của hệ thống MIM-104F.

Phạm Trúc
.
.
.