Sức mạnh đáng gờm của xe tăng Nga được thiết kế từ kinh nghiệm Syria

Thứ Sáu, 08/09/2017, 10:58
Bộ Quốc phòng Nga đang chuẩn bị thử nghiệm xe tăng nâng cấp T-80BVM, Tổng cục trưởng Tăng thiết giáp Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Alexander Shevchenko cho biết hôm 8-9. 

Theo vị cán bộ này, Tổng cục đã đẩy nhanh tốc độ thiết kế xe chiến đấu bọc thép mới và hiện đại hóa những xe cũ cho phù hợp với kinh nghiệm chiến đấu thu được ở Syria. “Xe tăng T-90M nâng cấp đã đi vào thử nghiệm cấp quốc gia. Trong khi công tác chuẩn bị thử nghiệm xe tăng T-80BVM đang diễn ra”, ông cho biết.

Xe tăng T-80BVM được hiện đại hóa sẽ tiếp nhận hệ thống kiểm soát hỏa lực Sosna-U thế hệ mới tích hợp bộ dò tìm mục tiêu quang nhiệt, thiết bị đo khoảng cách bằng laser và tự động tấn công mục tiêu. Nó sẽ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa điều hướng.

Xe tăng Nga đã góp phần vào thành công của Quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố. Ảnh: RT

Nhờ lắp đặt Sosna-U, tầm hỏa lực sẽ tăng lên 3.300m. Bộ đo khoảng cách bằng laser có thể xác định khoảng cách từ 50 đến 7.500m.

Xe tăng cũng được trang bị Relikt-giáp phản ứng nổ chủ động hiện đại nhất (ERA) của Nga. Theo Bussiness Insider, một ERA sử dụng 2 tấm giáp chống đầu đạn xâm nhập vào bên trong thân xe. Khi đầu đạn chưa kịp chạm vào mặt ngoài tấm giáp, nó đã bị nổ tung.

Relikt sử dụng vật liệu nổ 4S23 nhạy cảm cao để cung cấp mức độ bảo vệ chống lại đạn xuyên giáp và tên lửa điều hướng chống xe tăng.

Vũ khí trạng bị cho T-80BVM gồm: 6 tên lửa 9M112 Kobra “Hổ mang bành”, súng nòng trơn 2A46M-1cỡ nòng 125mm (625 viên),súng máy chống xe tăng đồng trục KPT cỡ nòng 7,62mm (625 viên đạn) và súng máy hạng nặng chống máy bay cỡ nòng 12,7mm (500 viên đạn).

Đáng chú ý nhất trên kho vũ khí dành cho T-80BVM là tên lửa 9M112 Kobra, có tốc độ bay 4.000m chỉ trong 9-10 giây, sử dụng đầu đạn nổ mạnh chống xe tăng (HEAT) có thể xuyên thủng lớp giáp đồng (RHA) dày đến 600mm.

Xe tăng mới sử dụng động cơ turbin khí có thể hoạt động ở nhiệt độ dưới -50 độ C, phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Viễn Đông, Siberia và Vùng Cực.

Trúc Phạm
.
.
.