Syria sử dụng hiệu quả xe tăng T-62M của Nga chống khủng bố

Thứ Tư, 23/08/2017, 20:20

Ban tiếng Arab Thông tấn Sputnik hôm 23-8 đưa tin Quân đội Syria đang sử dụng xe tăng T-62M của Nga được nâng cấp trong cuộc chiến chống khủng bố trên khắp đất nước.

T-62 là xe tăng hạng trung chạy bằng bánh xích với 5 bánh dẫn động mỗi bên, 3 bánh đầu lắp sát nhau còn bánh thứ 3, thứ 4 và thứ 5 thì cách xa nhau khá rõ. 

Bách xích dẫn hướng nằm phía cuối còn bánh tĩnh thì nằm phía đầu xe. Chiến xa được trang bị súng nòng trơn 115mm mẫu 2A20, có khả năng bắn tên lửa chống tăng ATGM. Pháo của T-62 có nòng dài hơn và lớn hơn nòng pháo 100mm của T-54/55.

Thiết bị bầu hút khói (bore evacuator, có chức năng ngăn hơi thuốc súng bay ngược lại khoang lái) nằm ở khoảng 2/3 thân súng tính từ tháp pháo. Thêm vào đó là một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm cùng 1 đại liên 12,7mm phòng không bắn độc lập, thuộc quyền sử dụng của pháo thủ.

Xe tăng T-62. Ảnh: Sputnik Arab

Khẩu này có khả năng bắn loại đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên có cánh định hướng gắn cố định, sơ tốc đầu nòng cao vào khoảng 1,6 km/s. Loại đạn này có đạn đạo rất ổn định nên tầm hiệu quả tối đa vào khoảng 1,6 km. 

Pháo 115mm nòng trơn được đánh giá là mạnh hơn 30% so với pháo 100mm của T-54/55 và mạnh hơn 20% so với pháo 105mm trang bị trên xe tăng M60 Patton của Mỹ.

T-62 được trang bị động cơ diesel V-12 làm mát bằng nước có công suất 580 sức ngựa. Tốc độ đạt đến 40–50 km/h. Tầm hoạt động trên địa hình xấu là 320 km, trên đường bằng phẳng là 450 km với thùng nhiên liệu bên trong. Nếu được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu dung tích 200 lít thì tầm hoạt động sẽ đạt 450 km (đường xấu) và 650 km (đường bằng phẳng).

Các thành phần gia cố khác bao gồm giáp đáy xe chống mìn, bánh xích bọc cao su và mũi giảm chấn đầu nòng. Hệ thống xả khí, phát khói ngụy trang và máy quét phóng xạ loại PAZ dùng cùng loại với T-54/55. 

Một số T-62 còn có khả năng trang bị thêm hệ thống chống chiến tranh sinh hóa NBC. Hầu hết các mẫu T-62 đều có kính ngắm hồng ngoại cho xa trưởng, pháo thủ và lái xe, chúng cho phép xe tăng phóng ATGM vào ban đêm. Thiết bị quan trắc K13 vừa là thiết bị nhìn đêm vừa là ống ngắm ban đêm cho ATGM nhưng hai chức năng này không dùng song song được.

Phiên bản cải tiến T-62M (ra đời năm 1983) có mặt trước và hông tháp pháo được bổ sung lớp giáp yếm tăng cường, là tăng khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng. Sức kháng cự của giáp trước tháp pháo (gồm lớp giáp yếm tăng cường với giáp xe) có thể tương đương 300-400mm thép, đủ để chống lại sức xuyên của một số loại đạn và tên lửa chống tăng.

Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại đối xe tăng T-60M của quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

Phạm Trúc
.
.
.