Những loại vũ khí uy lực được sử dụng trong Cách mạng Tháng Mười Nga
- Những con phố nước Nga thay đổi ra sao sau một thế kỷ
- Máy bay ném bom Tupolev-23M3 và tàu ngầm Kolpino của Nga đồng loạt tấn công IS
- Cách mạng Tháng Mười Nga mang những giá trị lịch sử xuyên suốt
- Những hình ảnh cực hiếm về Cách mạng Tháng Mười Nga
Chiến hạm Rạng Đông
Nhắc tới cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga không thể không nhớ tới tuần dương hạm Rạng Đông - con tàu biểu tượng của một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất lịch sử loài người.
Đúng 9h45 phút tối ngày 7-11-1917 (25-10-1917 theo lịch Nga cũ), chiến hạm Rạng Đông đã nã phát pháo đầu tiên vào Cung điện Mùa Đông, nơi chính quyền của giai cấp tư sản chiếm giữ, chính thức bắt đầu cuộc cách mạng của những người Bolshevik.
Tuần dương hạm Rạng Đông đã bắn phát pháo đầu tiên trong cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ảnh: Sputnik |
Tuần dương hạm Rạng Đông (Aurora) được đóng tại nhà máy ở St Petersburg. Con tàu được hạ thủy tại cảng sông Neva vào ngày 11-5-1900. Sau đó Rạng Đông cùng hai tàu tuần dương khác cùng lớp Pallada đã được điều động để bảo vệ vùng Viễn Đông Nga, bên bờ Thái Bình Dương từ năm 1903 đến 1905.
Thuỷ thủ Nga lau dọn sàn tàu trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Ảnh: Sputnik |
Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, Tuần dương hạm Rạng Đông thậm chí được sử dụng như lá chắn cho các tàu tốc độ chậm của Hải quân Nga thời bấy giờ.
Đến Chiến tranh thế giới I, con tàu được lệnh quay về vùng biển Baltic và tham gia chiến đấu tích cực cho tới hết Thế chiến thứ II rồi neo đậu ở St. Petersburg cho tới nay.
Tuần dương hạm Rạng Đông có độ choán nước gần 7000 tấn, dài 127m, rộng gần 17m. Nó được trạng bị động cơ hơi nước với công suất lên tới 11.610 mã lực và có thể hoạt động hơn 7000km - cực kì hiện đại so với các tàu chiến cùng thời.
Rạng Đông đã được đưa về neo đậu vĩnh viễn bên cạnh Cung điện Mùa Đông và trở thành bảo tàng lịch sử. Ảnh: ITN |
Về vũ trang, ban đầu tàu được trang bị 8 ụ pháo 152mm, 24 ụ pháo 75mm cùng 3 ống phóng ngư lôi. Tới năm 1917, tàu được nâng cấp thêm 6 ụ pháo 152mm và lắp thêm 4 hệ thống pháo phòng không.
Súng trường lưỡi lê
Chỉ sau ít giờ tiếng pháo của Chiến hạm Rạng Đông vang lên, lực lượng Cận vệ Đỏ của đảng Bolshevik bắt đầu hành động, tiến chiếm các cơ quan chính quyền ở thủ đô Petrograd (tức Saint Petersburg ngày nay) của đế chế Nga.
Sau đó họ đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, nơi một số Bộ trưởng trong chính phủ lâm thời tư sản Kerensky đang tá túc. Những người cách mạng nhanh chóng phế truất chính phủ lâm thời và bắt giữ những kẻ phản động.
Các chiến sĩ Cận vệ đỏ được trang bị súng trường Mosin đang ngồi bên đống lửa trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại Petrograd. |
Trong cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người khởi nghĩa, xuất thân từ giai cấp nông dân và công nhân chủ yếu sử dụng súng trường Mosin và súng trường Berdan được lắp thêm lưỡi lê để đánh chiếm chính quyền từ tay tư sản phản động.
Súng Mosin là loại súng trường lên đạn từng viên, được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891. Súng trường Mosin hoạt động theo cơ chế “bolt action”(lên đạn, đóng mở khóa nòng bằng tay), súng có chiều dài 1,23m, nòng súng dài 0,73m, sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm.
Binh lính và lực lượng dân quân tự vệ được trang bị súng trường Mosin và súng trường Berdan tại Cung điện Smolny trong những ngày Tháng Mười năm 1917 |
Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên cố định, tốc độ bắn khoảng 10 viên/phút. Súng có sơ tốc đầu nòng 855 m/s, tầm bắn hiệu quả tối đa khoảng 800m, tầm bắn tối đa lên đến 2.000m.
Hồng Quân Liên Xô và quân đội các nước Đông Âu cho đến tận những năm 1960 (sau đó được thay thế bởi SVD Dragunov). Súng có độ tin cậy và chính xác cao, sức công phá mạnh nên vẫn được nhiều nước tiếp tục sử dụng cho tới giữa thế kỷ 20.
Trong khi đó súng Berdan lạc hậu hơn, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Loại súng này tốn nhiều thời gian để lên đạn và không thật sự uy lực nên ít được ưa chuộng bằng súng Mosin.
Súng máy, pháo và xe thiết giáp
Những loại vũ khí tối tân hơn là chiến lợi phẩm mà những người Bolshevik chiếm được từ tay phản động và chế độ cũ, được sử dụng trong gia đoạn sau của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là những chiếc bọc giáp hạng nặng, súng máy Maxim và pháo 76mm.
Với những loại vũ khí này, lực lượng cách mạng như được tiếp thêm sức mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng.
Những người lính trên một chiếc xe bọc thép hạng nặng tiến đến điện Smolny theo quyền kiểm soát của Hội đồng Cách mạng Quân sự Petrograd năm 1917 . ẢnhL RIA |
Các chiến sĩ Cận vệ Đỏ và binh lính cách mạng được trang bị pháo 76mm mẫu năm 1902 bảo vệ Điện Smolny. Ảnh: RIA |
Các chiến sĩ Cận vệ Đỏ trong một buổi tập bắn súng máy tự động 37mm Maxim tại Điện Smolny năm 1917. Ảnh: RIA |