Nga tung bằng chứng tên lửa Triều Tiên không phải ICBM
- Hệ thống ICBM của Nga 'chấp' lá chắn tên lửa Mỹ
- Triều Tiên công bố hình ảnh vụ phóng tên lửa liên lục địa
- Triều Tiên tuyên bố bắn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa
- Tổng thống Trump quyết hàn gắn quan hệ với Nga
RT ngày 10-7 đưa tin, trong một bức thư mà phái đoàn của Moscow gửi tới Tổng thư ký LHQ và Hội đồng Bảo an, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định hệ thống Radar Voronezh tối tân mà Nga lắp đặt tại bang Irkutsk đã theo dõi vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng hôm 4-7.
Theo các dữ liệu thu thập được, quả tên lửa Hwasong-14 bay được quãng đường dài 510 km trong 13 phút 44 giây, đạt độ cao 535 km và rơi xuống biển Nhật Bản.
Hình ảnh được Bộ Quốc phòng Nga gửi tới LHQ. Ảnh: BQP Nga |
Một hình đồ họa đường bay của tên lửa và khu vực mà nó bay qua cũng được đính kèm trong bức thư để khẳng định Hwasong-14 không phải ICBM.
Bằng chứng này được Bộ Quốc phòng Nga gửi đến LHQ sau khi các thành viên Hội đồng Bảo an tranh cãi về loại tên lửa mà Triều Tiên đã bắn đi. Việc xác định loại tên lửa của Bình Nhưỡng rất quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp đối phó.
Triều Tiên khẳng định loại tên lửa mà nước này mới thử thành công là tên lửa đạn đạo liên lục địa và có khả năng vươn tới mọi mục tiêu trên trái đất. Mỹ ban đầu đưa ra dữ liệu gần giống với con số của Nga, nhưng sau đó lại công bố một bản đánh giá gọi nó là ICBM.
Tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên trong vụ phóng ngày 4-7. Ảnh: KCNA |
Dựa vào đó, Mỹ cáo buộc tên lửa của Bình Nhưỡng có nguy cơ đe dọa an ninh cho Mỹ và khu vực, đồng thời thúc giục Hội đồng Bảo an tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Tuy nhiên, Nga nhất quyết phản đối việc gia tăng trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng và kêu gọi sử dụng các biện pháp ngoại giao một cách “khéo léo” và “thực tế”, theo Sputnik.
Nga và Trung Quốc cũng đề xuất một phương án thay thế các lệnh trừng phạt hà khắc nhằm vào Bình Nhưỡng mang tên “tiến bộ song song”. Đề xuất này đồng thời yêu cầu Triều Tiên ngừng các hoạt động thử tên lửa và Mỹ cùng Hàn Quốc không tiến hành thêm các các cuộc tập trận tên lửa chung.