7 sự thật không ngờ sẽ giúp bạn sống sót nếu máy bay gặp nạn
- Máy bay “nổi điên”, phi hành đoàn bị một phen hú vía
- Máy bay rò rỉ nhiên liệu, bốc cháy dữ dội trên đường băng
- Vì sao máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10.000m?
- Kinh hoàng phát hiện cửa sổ máy bay bị nứt được “vá” bằng… băng dính
Có thể bạn chưa biết, số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay thương mại đã tăng hơn 10 lần chỉ trong vòng 1 năm qua. Từ con số 50 nạn nhân năm 2017 - năm được coi là an toàn nhất trong ngành hàng không, lên con số 514 nạn nhân vào năm ngoái, theo báo cáo do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cung cấp.
Thời điểm cuối năm càng đến gần, cũng là lúc các hành khách quan tâm nhiều hơn đến những chuyến bay nghỉ dưỡng và thăm thú trong và ngoài nước. Hơn lúc nào hết, an toàn bay trở thành mấu chốt quan trọng trước khi đặt vé.
Chương trình "Why It Matters" đã thực hiện một nghiên cứu và chỉ ra 8 cách giúp cho bạn có thể bảo vệ chính bản thân mình và sống sót, trong trường hợp một sự cố máy bay xảy ra.
1. Tuân thủ hướng dẫn
Sự cố trên chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines. Ảnh: CNA |
Trên chuyến bay mang số hiệu SQ368 của hãng hàng không Singapore Airlines đến Milan, Italia 3 năm trước, một mùi xăng dầu bất ngờ xộc lên rất mạnh. Cơ trưởng chuyến bay thông báo rằng máy bay bị mất nhiên liệu và phải quay đầu hạ cánh tại sân bay Changi.
Sự cố xảy ra khi cánh phải của chiếc máy bay bùng cháy khi hạ cánh. Cựu tiếp viên hàng không Siti Noor Mastura, người có mặt trên chuyến bay lúc đó, vẫn nhớ như in sự hoảng loạn của các hành khách, tìm cách bỏ chạy khỏi ghế của họ, thậm chí là dẫm đạp lên các hành khách khác.
Một hành khách nam hét lên "Mở cửa đi!". Song bất chấp sự náo loạn bên trong, cơ trưởng chuyến bay đã bình tĩnh thông báo với phi hành đoàn: "Bất luận bạn làm việc gì, đừng mở cửa". Thực tế là cơ trưởng đã liên hệ với đội cứu hỏa trên mặt đất. Trong tình trạng đường băng và phần cuối máy bay đang bị bao phủ bởi xăng dầu, việc mở cửa có thể biến thành thàm họa ngay lập tức.
Chính sự lắng nghe và tuân thủ hướng dẫn của phi hành đoàn đã giúp 222 hành khách cùng 19 thành viên phi hành đoàn, trong đó có Siti, sống sót. Lực lượng cứu hỏa đã có mặt kịp thời, dập tắt đám cháy và giải cứu tất cả hành khách.
2. Giữ cửa sổ mở
Ảnh minh họa. Ảnh: CNA |
Trong mọi tình huống hạ cánh, cất cánh của máy bay, phi hành đoàn sẽ yêu cầu tất cả cửa sổ máy bay được kéo lên. Điều này sẽ giúp phi hành đoàn và hành khách đề phòng bất kỳ nguy hiểm nào xảy ra phía bên ngoài máy bay.
Việc giữ cửa sổ mở cũng giúp hành khách nhanh chóng cảnh báo phi hành đoàn nếu phát hiện ra các sự cố như rò rỉ nhiên liệu hay tia lửa điện ở khu vực cánh, hoặc cháy trong động cơ, theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore.
Với góc nhìn rộng ra bên ngoài trong các trường hợp cất cánh và hạ cánh, hành khách cũng có thể chủ động nắm bắt tình huống bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp để cảnh báo những người xung quanh và tránh xa nguy hiểm.
3. Luôn cảnh giác khi cất và hạ cánh
Khi Boeing tiến hành nghiên cứu về các vụ tai nạn máy bay thương mại từ năm 2008 đến 2017, họ đã phát hiện ra rằng 14% các vụ tai nạn chết người xảy ra trong quá trình cất cánh. Đó là khi máy bay dễ gặp nguy hiểm khi lao ra khỏi đường băng hoặc va chạm với những thứ như một đàn chim.
Tuy nhiên, phần nguy hiểm nhất của bất kỳ chuyến bay nào là cách tiếp cận và hạ cánh cuối cùng - khi 49% các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, do hạ cánh cứng hoặc bỏ lỡ đường băng.
Cựu phi công Lim Khoy Hing giải thích rằng có rất nhiều thao tác liên quan đến việc hạ cánh một chiếc máy bay. "Càng gần mặt đất, các phản ứng của bạn càng giảm xuống. Gió mạnh khiến việc hạ cánh trở nên khó khăn hơn", ông nói. Vì thế, luôn đặt bản thân ở trạng thái tỉnh táo và cảnh giác vào thời điểm máy bay cất cánh và hạ cánh cũng sẽ giúp bạn tăng thêm cơ hội sống sót trong trường hợp sự cố xảy ra. Cựu phi công Lim Khoy Hing. Ảnh: CNA |
4. Hàng không giá rẻ?
Khi lựa chọn hãng hàng không, không ít hành khách bày tỏ lo ngại về chất lượng của những hãng hàng không giá rẻ, khi mà chi phí có thể sẽ đi kèm với chất lượng. Tuy nhiên, chỉ trong một thập kỷ, sức chứa của các hãng hàng không giá rẻ đã tăng hơn 4 lần ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thực tế là, không có sự khác biệt nào giữa một hãng hàng không giá rẻ và một hãng hàng không đầy đủ dịch vụ về vấn đề an toàn bay, vì cả hai đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn giống nhau, Giám đốc bộ phận an toàn bay hãng hàng không Air Asia Ling Liong Tien cho biết.
Theo ông Ling, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều là thành viên của ICAO, nơi cung cấp một bộ tiêu chuẩn toàn cầu để giúp điều chỉnh các yêu cầu an toàn và an ninh hàng không trên chuyến bay. Các hãng hàng không giá rẻ, trước khi vận hành, cũng phải được chứng nhận bởi cơ quan hàng không dân dụng tại đất nước của họ để có thể vận hành hàng không.
Lắng nghe chỉ dẫn an toàn bay là vô cùng quan trọng. Ảnh: CNA |
5. Tránh xa hãng hàng không tai tiếng
Biên tập viên hàng không châu Á Matt Driskill khuyên bạn nên tìm hiểu hãng hàng không trước khi bay. Ông trích dẫn trang web airlineratings.com về xếp hạng an toàn của các hãng hàng không. "Trang web này theo dõi xem liệu một hãng hàng không có xảy ra tai nạn hay sự cố gì trong 10 năm qua gây tử vong không, hoặc máy bay của họ có được trang bị mới không", ông cho biết.
Bên cạnh đó, trên phương diện cá nhân, ông cũng đề nghị hành khách lưu tâm những hãng hàng không mà bản thân nhân viên đang gặp vấn đề. "Một phi công đang tức giận có thể khiến tâm trí không tập trung hoặc quên điều gì đó trong danh sách kiểm tra", ông chia sẻ.
6. Tối quan trọng - lắng nghe hướng dẫn an toàn
Trước mỗi chuyến bay, các tiếp viên hàng không sẽ chỉ dẫn hành khách về an toàn bay với thiết bị trực quan. Mặc dù vậy, theo Tạp chí Tâm lý học Hàng không Quốc tế, hành khách sẽ chỉ nhớ được khoảng 32% những thông tin này.
Vì vậy, nếu bạn muốn tăng cơ hội sống sót khi sự cố xảy ra, hãy lưu tâm đến các hướng dẫn an toàn bay và đây là điều bạn phải chú ý đầu tiên trong chuyến bay, theo ông Blair Cowles, một chuyên gia hàng không cho biết.
7. "Brace for impact" - Giữ chặt vị trí
Chuyến bay 1539 của hãng hàng không US Airways đã từng gặp sự cố chỉ khoảng 6 phút sau khi cất cánh, buộc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson. Khi máy bay gần chạm mặt nước, cơ trưởng thông báo "Brace for impact" tới tất cả hành khách. Thuật ngữ này ám chỉ việc giữ chặt vị trí để hạ cánh khẩn cấp. Ngay lập tức, các tiếp viên hàng không đã yêu cầu hành khách cúi đầu về phía trước, hạ thấp người.
Trong một chuyến bay, nếu như điều tồi tệ tương tự, hoặc thậm chí tồi tệ hơn xảy ra thì sao? Hãy tìm cho mình một tư thế hạn chế cao nhất sự va đấp, nhất là khi máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Tư thế "brace for impact" giúp giảm chấn thương cho hành khách, Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng Australia giải thích.