Lần đầu tiên tái hiện tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hội An
- “Mẹ Việt – Hành trình di sản” giới thiệu tín ngưỡng thờ Mẫu tại TP Hồ Chí Minh
- Hơn 100 tập phim về Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
- Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn đầu tiên
Chương trình với đầy đủ các tiết mục đặc sắc ca ngợi những vị Anh hùng, thánh nhân đất Việt, được đầu tư công phu về nghệ thuật, trang phục, lắng động với các làn điệu chầu văn thoát thai từ truyền thống nghìn đời của dân tộc…
Từ ngày 28/11, lần đầu tiên tín ngưỡng được tái hiện tại Hội An, với những phần trình diễn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống. |
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại” vào tháng 12-2016. |
Được biết, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 01/12/2016. Các nghi lễ trong tín ngưỡng bao gồm lễ cúng, lên đồng, hát văn, lễ hội. Đây là lần đầu tiên tín ngưỡng được tái hiện tại Hội An, với những phần trình diễn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc và diễn xướng.
Theo Thạc sĩ, Nghệ nhân Văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; trong các thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam, thờ Mẫu là tín ngưỡng nội sinh mang đậm bản sắc Việt. “Đó là hình ảnh người Mẹ - vừa bao la, vừa hùng vĩ, bao trọn cả vũ trụ càn khôn, với Trời, Đất, Nước, Rừng và gần gũi thân thương để có thể khóc, cười, cầu khẩn, mong được che chở. Chính vì vậy, việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh trở thành một hoạt động văn hóa thường xuyên tại khu vực tâm linh trong Công viên Ấn tượng Hội An sẽ ngày càng khẳng định biểu tượng của giá trị Việt tới du khách Quốc tế".
Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao..., thể hiện sự giao lưu văn hóa, gắn bó mật thiết, mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam.