Bạc Liêu đăng cai ngày hội Khmer Nam Bộ lần thứ VII
- Đầu tư gần 450 tỷ đồng đưa điện về vùng đồng bào Khmer
- “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ” tại Hà Nội
- Chăm lo Tết Chol–Chnam–Thmay cho người dân tộc Khmer
Tham dự buổi họp báo có lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu; đại diện Bộ VH-TT&DL và gần 60 phóng viên của các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương.
Ban tổ chức trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo. |
Theo ban tổ chức, Ngày hội là một sự kiện văn hóa, chính trị quy mô lớn, có ý nghĩa lớn đối với các tỉnh, thành phố có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nội dung của Ngày hội nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Ngày hội góp phần tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Bạc Liêu nói riêng, Nam Bộ nói chung; góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Đồng thời, qua các hoạt động trong ngày hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa của đồng bào Khmer với các nước và quốc tế; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.
Đua ghe Ngo, một hoạt động thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer Nam Bộ. |
Theo đó, ngày hội diễn ra từ ngày 17 đến 19-11, tại tỉnh Bạc Liêu, với sự tham gia của khoảng 2.000 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng… của 12 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ. Đồng thời, có sự tham gia phối hợp tổ chức của TP Hồ Chí Minh; các cơ quan, ban, ngành Trung ương, các địa phương; đại diện các chức sắc tôn giáo tiêu biểu vùng đồng bào Khmer.
Trong khuôn khổ của Ngày hội có các hoạt động, như: Thi biểu diễn nghệ thuật quần chúng; triển lãm, giới thiệu hình ảnh, sách, nghề truyền thống của dân tộc Khmer; giới thiệu văn hóa ẩm thực; giao lưu nghệ thuật giữa Bạc Liêu với một số tỉnh, thành phố; đua ghe ngo; đẩy gậy, kéo co; bi sắt; quảng bá, xúc tiến du lịch…