Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thủ tướng mong muốn Aeon đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
- Không thiếu hàng hoá trong thời gian dịch virus Corona
- Ngành xuất nhập khẩu hàng hóa tìm hướng đi mới
- Hàng hóa siêu thị dồi dào phục vụ người dân trong thời gian dịch virus Corona
- Thị trường hàng hóa sau Tết ổn định
Trước việc một người đi từ nước ngoài về có xét nghiệm dương tính với COVID-19, hiện đã và đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng cả gia đình và người thân. Người dân đã đổ xô đi mua hàng hoá, thực phẩm tại các chợ, cửa hàng tạp hoá và siêu thị.
Trong sáng ngày 7-3, tại các chợ cóc, chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hoá cho tới siêu thị, lượng người đi mua các mặt thiết yếu tăng đột biến. Nhiều cửa hàng tạp hoá thông báo hết mỳ tôm, có cửa hàng còn thì bán phân phối mỗi người 1 thùng cho đến hết. Theo ghi nhận của chúng tôi, hàng hoá cũng phong phú, giá cả ổn định, không có tình trạng tăng giá bán.
Chị Nguyễn Thị Hiên (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, nhà chị vừa đi mua 1 thùng mỳ tôm giá vẫn như những ngày thường, mỳ tôm hảo hảo giá 96 nghìn đồng/ 1 thùng, mỳ Omachi khoai tây bò hầm có giá 160 nghìn đồng/ 1thùng, dầu ăn, mỳ chính, và một số thực phẩm làm sẵn giá cũng ổn định.
Người dân đổ xô đi mua hàng ở siêu thị từ sớm 7-3 |
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông (Hà Nội) cho biết, trong sáng 7-3 khách hàng đến siêu thị mua sắm tăng đột biến, siêu thị đã chuẩn bị lượng hàng đầy đủ để phục vụ người dân và giá cả ổn định. Từ đêm hôm qua siêu thị đã đặt hàng với nhà cung cấp, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho người dân.
Người dân mua sắm tại siêu thị Big C- ảnh Nguyễn Nam |
Tại Big C Thăng Long, lượng khách hàng đổ về đây mua sắm cũng rất đông, các xe hàng đều được người dân chất đầy, từ mỳ tôm cho tới rau, của quả và các hàng hoá khác.
Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân, Bộ Công thương đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối (hệ thống các siêu thị, các cửa hàng tiện ích…) trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố Hà Nội.
Các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với trước |
Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Công thương thành phố Hà Nội, bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
Theo báo cáo nhanh của Sở Công thương thành phố Hà Nội, hiện Sở Công Thương đã triển khai lực lượng xuống các địa bàn, các điểm bán hàng của các siêu thị để chỉ đạo việc tăng nguồn cung, kiểm tra việc cung ứng hàng hóa. Phối hợp với các nhà phân phối, các quận, huyện tuyên truyền để người dân an tâm và hạn chế mua hàng hóa tích trữ.
Theo một số doanh nghiệp phân phối, lượng khách đến mua hàng từ sáng ngày 7-3-2020 có tăng nhưng hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán hàng của các siêu thị vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo chỉ đạo của Bộ Công thương và đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân đối với loại hình phân phối bán lẻ hiện đại trong giai đoạn dịch bệnh sẽ tăng nên các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với trước. Trong ngày hôm nay, hệ thống các siêu thị đang triển khai phương án điều nguồn hàng từ bên ngoài Hà Nội về các điểm bán hàng trong thành phố để cung cấp cho người dân.
“Hiện việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt và sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng”, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Trần Duy Đông nhấn mạnh.