Phe vé, "hệ quả tất yếu" từ cách bán vé hiện tại

Thứ Sáu, 14/12/2018, 08:17
Nguồn cung vé không đáp ứng nhu cầu, và điều tất yếu là giá vé sẽ phải "đội lên", sự xuất hiện của những phe vé chỉ là hệ quả đi kèm.

Đội quân phe vé đã trở thành đề tài nóng trong trên rất nhiều mặt báo trong những nghành qua đi kèm với đó là mức giá "trên trời" của những tấm vé AFF Cup sau khi qua tay "đội quân này". Sự phẫn nộ của một bộ phận không nhỏ dư luận giành cho những ngưòi này là có thực nhưng nếu suy xét cho đến cùng thì nguyên nhân không nằm ở họ hay chính sự xuất hiện của họ chỉ là một hệ quả "tất yếu".

Quy luật thị trường căn bản giữa cung và cầu sẽ quyết định về giá trị một món hàng. Những tấm vé của AFF Cup xét về mặt này thì cũng là một loại hàng hoá. Cùng với sự cuồng nhiệt của tình yêu bóng đá giành cho thầy trò HLV Park Hang-seo trong thời gian qua những trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam, đặc biệt là tại giải AFF Cup 2018 này luôn hút khách. Nhưng trớ trêu là một sân vận động dù lớn đến mấy cũng không thể chứa hết ngưòi hâm mộ của một đội tuyển quốc gia, nhất là ở Việt Nam. 

Về mặt bản chất những dân phe chỉ mua đi bán lại những tấm vé để hưởng chênh lệch và đó không phải là điều mà pháp luật ngăn cấm.

Trong hàng chục triệu cổ động viên(CĐV) thì chỉ có vài chục nghìn ngưòi có thể vào sân tận mắt theo dõi những "người hùng" thi đấu. Nhu cầu quá lớn trong khi nguồn cung lại hạn hẹp thì giá cả tăng là đương nhiên. Phe vé xuất hiện như một mức trung gian, bản chất họ mua lại ở một mức giá (cao) và bán ra với một mức giá (cao hơn) để hưởng chênh lệch. Và đâu chỉ có mỗi vé xem bóng đá có dân phe. Từ vé tàu, vé xe thời gian trước, hay xa hơn nữa là những dân buôn thời bao cấp.... Sự xuất hiện của họ là hệ quả tất yếu của việc mất chêch lệch giữa cung và cầu trong nền kinh tế.

Vậy chăng nên giải quyết vấn đề "phe vé" cũng nên qua lăng kính kinh tế học. Chúng ta không thể tạo ra nguồn cung đủ để đáp ứng hết các nhu cầu của người hâm mộ thì nên có biện pháp trả lại giá trị thực cho những tấm vé xem bóng đá đúng với những gì mà thị trường đánh giá về nó. 

Liệu chăng Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) nên thực hiên một phương pháp "đấu giá vé" xem trận đấu có đội tuyển Việt Nam tham dự trên sân nhà. Theo đó trừ những vé phải cung cấp cho ban tổ chức, các nhà tài trợ, cơ quan..... thì số vé còn lại hãy đem đấu giá và ai trả giá cao hơn thì sẽ có quyền sở hữu. Số tiền thu về chắc chắn vượt số tiền bán vé online như hiện nay không những tạo ra nguồn thu lớn mà nếu thực hiện một cách minh bạch nó cũng sẽ giải quyết triệt để vấn đề phe vé "lộng hành" hiện nay.

Để có một tấm vé xem trận chung kết AFF Cup nhiều người cần đến cả "may mắn" lẫn kiên trì.

Cũng cần phải biết rằng trong báo cáo tài chính của VFF khóa 7 thấy năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng số tiền thu từ tài trợ và quảng cáo của khóa 7 khoảng 339 tỷ đồng.  Tuy thế, dù thu lớn nhưng với VFF thì thu vẫn luôn không đủ chi, năm 2017 lỗ 7 tỷ đồng. Thậm chí VFF còn không phải trả lương cho HLV Park Hang-seo. Số tiền lương 700 triệu đồng/tháng của chiến lược gia người Hàn Quốc là do Bầu Đức một doanh nhân giờ không còn nằm trong ban chấp hành của VFF khóa 8 nữa. Như vậy với tình hình như trên thiết nghĩ một phương pháp bán vé theo kiểu đấu giá  không chỉ giải quyết vấn đề phe vé mà còn tạo nguồn thu ổn định cho Liên đoàn.

Đội tuyển bóng đá quốc gia - cái tên đó nói lên một điều cơ bản rằng đó là đội tuyển của đất nước Việt Nam. Thành tích họ mạng về không chỉ của riêng mỗi họ mà còn của gần 100 triệu người dân trên dải đất hình chữ S này. Vậy nên nguồn thu từ những trận đấu của họ trên sân nhà nên được sử dụng cho muc đích chung. Một phương pháp bán vé mới tạo nguồn thu lớn hơn, để dùng đó "tái đầu tư" góp phần nâng tầm bóng đá nước Việt là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà trước hết ở đây là VFF.

Đ.Dự
.
.
.