Thổ Nhĩ Kỳ dập tắt cuộc đảo chính quân sự
- Vụ tấn công khủng bố ở Istanbul: Thổ Nhĩ Kỳ đang trả giá?
- Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng sau khi Tổng thống Nga Putin ký một sắc lệnh
- Nga đề nghị hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ điều tra loạt vụ khủng bố ở sân bay
- Nga sắp bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
- Đức - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng ngoại giao vì chuyện quá khứ
9h00: Cuộc đảo chính đã bị dập tắt
Theo Thị trưởng Istanbul, nỗ lực đảo chính quân sự đã bị dập tắt. Chỉ huy Quân đoàn 3 quân khu Istanbul đã lên truyền hình ra lệnh cho binh lính trở về doanh trại. Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ cũng tuyên bố nỗ lực đảo chính đã thất bại.
Tổng tư lệnh Hulusi Akar bị quân đội bắt giữ đã được phóng thích.
Ít nhất có 19 sỹ quan cảnh sát bị thiệt mạng trong các cuộc đấu súng. Nhiều binh lính phe nổi dậy đã bị tử nạn....
8h25: Đã xác định người cầm đầu đảo chính là đại tá quân đội Muharrem Kose
Hãng tin Anadolu dẫn một số nguồn tin quân sự khẳng định, người cầm đầu đảo chính là đại tá quân đội Muharrem Kose. Ông này từng đứng đầu cơ quan cố vấn pháp luật của quân đội và mới bị sa thải.
Hãng tin CNN cho biết, 12 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương sau một loạt vụ nổ bom ở bên ngoài tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara.
Một số tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Thủ tướng Binail Yildirim cho biết, tình hình Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn nằm trong tầm kiểm soát. Những người tham gia đảo chính được cho là các thành phần nổi loạn ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Hiện một vùng cấm bay đã được áp đặt ở thủ đô Ankara.
Một nhân chứng cho biết, thêm một vài tiếng nổ ở cầu Bosphorus. Ít nhất 5 thi thể dân thường được tìm thấy.
Quân đội chặn giữ các ngả đường. Ảnh: Reuters |
8h05: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã trở về Istanbul
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đăng tải một loạt status trên mạng xã hội Twitter bằng tiếng Anh để thông báo với người dân Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng quốc tế rằng cuộc đảo chính đã thất bại.
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo, máy bay chở Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã hạ cánh an toàn tại sân bay Attaturk của thành phố Istanbul.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ phản đối đảo chính, ủng hộ Chính phủ. Ảnh: Reuters |
8h00: Hơn 100 tướng lĩnh quân đội tham gia vào cuộc đảo chính
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có hơn 100 sĩ quan quân đội tham gia vào cuộc đảo chính. Nhiều người trong số họ đã bị bắt giữ.
Một số người dân ở vùng Sakarya, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải hình ảnh người dân tấn công nhóm binh sĩ thực hiện cuộc đảo chính và giành lại quyền kiểm soát của văn phòng Thống đốc Sakarya.
Tờ Hurriyet thì cho hay, các binh sĩ tham gia đảo chính đã nổ súng vào đám đông người dân biểu tình chống đảo chính trên đường phố Sakarya làm 8 người bị thương.
7h50: Chính phủ đã kiểm soát lại đài Truyền hình quốc gia
Một người dân tay không chặn chiếc xe tăng phe đảo chính. Ảnh: AP |
Cảnh sát trên đường phố. Ảnh: AP |
Đài truyền hình TRT cũng đã trở lại dưới quyền kiểm soát của chính phủ.
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ tuyên bố, các binh sĩ trong dinh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có ý định tham gia đảo chính đã bị bắt giữ.
Văn phòng đại diện của hãng CNN tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào trung tâm báo chí Dogan và yêu cầu các cơ quan báo chí không phát sóng hay đưa tin về vụ đảo chính nữa.
7h45: Cuộc đảo chính đã kết thúc?
Người phụ trách báo chí trong cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Rinuh Yilmaz tuyên bố cuộc đảo chính đã kết thúc. Tuy nhiên, người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đăng tải liên tục các đoạn video, hình ảnh cho thấy cảnh lộn xộn, hỗn độn trên đường phố thủ đô Ankara.
Một số tướng lĩnh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối cuộc đảo chính. Nguồn tin từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định việc này. Trong số những tướng lĩnh phản đối có người đứng đầu lực lượng hải quân, bộ binh. Những người này đang ra lệnh cho các binh sĩ quân đội ủng hộ chính phủ rút xe tăng khỏi sân bay quốc tế.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng, cuộc đảo chính đã thất bại. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng những kẻ tiến hành đảo chính đã chuẩn bị một kế hoạch khá kỹ lưỡng trước khi hành động.
7h25: Đấu súng dữ dội trong khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ đổ xô đi rút tiền
Một người đàn ông nằm trước xe tăng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại sân bay Ataturk, Istanbul. Ảnh:Reuters |
Đấu súng giữa quân đội và cảnh sát ngày càng lan rộng. Một chiếc máy bay chiến đấu F-16 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một trực thăng do lực lượng đảo chính sử dụng ở Ankara.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đổ xô ra ngoài đường, đứng xếp hàng tại các cây rút tiền ATM để rút tiền, chuẩn bị cho kế hoạch rời đất nước nếu tình hình nghiêm trọng.
Tổng thư ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu về cuộc đảo chính và lo ngại tình hình hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Jens Stoltenberg kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng Hiến pháp và nền dân chủ và rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một đồng minh giá trị của NATO. |
7h15: Sân bay quốc tế Istanbul đã đóng cửa
Sân bay quốc tế Istanbul đã đóng cửa. Các chuyến bay ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị hoãn hoặc hủy. Cơ quan an toàn bay quốc tế chưa đặt ra bất kỳ giới hạn nào hay khuyến cáo này đối với các chuyến bay đến và đi khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về tình hình đang diễn ra ở Istanbul và Ankara. Đại sứ quán Anh tại Ankara sẽ theo dõi kỹ tình hình. Anh cũng khuyến cáo công dân nước này tránh nơi công cộng.
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và đối ngoại, bà Federica Mogherini đang liên lạc với phái bộ tại Ankara và kêu gọi các bên ở Thổ Nhĩ Kỳ bình tĩnh, tôn trọng thể chế dân chủ. Iran cũng bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng vừa xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân vây quanh chiếc xe tăng của quân đội. Ảnh: Reuters. |
Lãnh đạo phe đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Kilicdaroglu thuộc Đảng Nhân dân cộng hòa nói: “Đất nước chúng ta đang chìm trong đảo chính. Chúng ta không muốn điều này. Chúng ta tôn trọng cộng hòa và nền dân chủ của chúng ta và bảo vệ những gì mà chúng ta tin tương. Đảng Nhân dân cộng hòa sẵn sàng làm tất cả vì dân chủ và tự do cho công dân”.
6h40: Mỹ sẽ ủng hộ chính phủ dân chủ được bầu chọn ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc điện thoại với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, nước Mỹ sẽ ủng hộ chính phủ dân chủ được bầu chọn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà Trắng cũng kêu gọi các bên ở Thổ Nhĩ kỳ cùng ngồi vào bàn đàm phán để tránh đổ máu.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng khuyến cáo công dân nước này tại Thổ Nhĩ kỳ hạn chế ra ngoài trong thời điểm tình hình ở các thành phố lớn của nước này đang diễn biến phức tạp.
Xe tăng và binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ |
6h30: Nga kêu gọi tránh đổ máu tại Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đó, vào ngày 13-7, Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ kỳ cũng đã ra tuyên bố thông báo tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại Ankara và Lãnh sự quán tại Istanbul do quan ngại về an ninh.
Nhiều quốc gia đã công bố đường dây nóng để công dân nước mình tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể điện thoại thông báo tình hình hoặc nghe hướng dẫn về sơ tán. Mỹ có đường dây nóng số 18884074747, Canada là 12025014444.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi tránh đổ máu tại Thổ Nhĩ Kỳ và rằng bất cứ vấn đề nào cũng cần phải giải quyết theo đúng quy định của Hiến pháp nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ TayyipErdogan phát biểu với báo giới từ thị trấn nghỉ dưỡng Marmaris hôm 15/7. (Ảnh:Reuters) |
Một binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ an ninh gần quảng trườngTaksim ở Istanbul. (Ảnh: Reuters) |
6h15:
Vài tiếng sau khi cuộc đảo chính diễn ra, hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo xuống đường biểu tình. Họ vừa đi vừa vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ, hô vang “Chúa vĩ đại” và tiến về phía Văn phòng Thủ tướng ở đại lộ Atarurk.
Sau khi có thông tin về vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ông đang theo dõi các sự kiện diễn ra nhanh chóng ở Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời bày tỏ hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ có thể vượt qua được khủng hoảng hiện nay, duy trì được hòa bình và sự ổn định.
Xe tăng của quân đội ThổNhĩ Kỳ xuất hiện ngay trên đường phố. (Ảnh: Reuters). |
Tờ Los Angles Times đưa tin, ít nhất 17 sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng khi đụng độ với quân đội trong quá trình quân đội tiến vào thủ đô Ankara. Cũng theo hãng tin này thì quân đội đã sử dụng trực thăng chiến đấu tấn công phủ đầu nhằm vào trụ sở cảnh sát từ ngoại ô Ankara vào trong trung tâm thủ đô.
Tình trạng thiết quân luật đã được áp đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đài truyền hình TRT bị quân đội nước này chiếm đóng. Đồng thời, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn tuyên bố sẽ sớm công bố Hiến pháp mới và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được điều hành bởi một hội đồng hòa bình.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ một địa điểm bí mật đã trả lời điện thoại của hãng CNN của Mỹ và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống lại âm mưu đảo chính này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án hành động đảo chính của quân đội, gọi đây là một hành động bất hợp pháp.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chốt chặn lối vào cầu Bosphorus ở thành phố Istanbul. (Ảnh: Reuters) |
5h45: Quân đội dùng trực thăng nhả đạn xuống dinh thự Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
Trong khi đó, hãng thông tấn Anadolu cho biết, có nhiều tiếng súng xung quanh dinh thự Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Quân đội còn dùng cả máy bay trực thăng để nhả đạn xuống đây.
Tuy nhiên, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vẫn an toàn. Văn phòng Tổng thống từ chối tiết lộ nơi ẩn náu của ông. Còn hãng CNN thì dẫn lời một quan chức cho biết, ông Tayyip Erdogan không có mặt tại dinh Tổng thống khi xảy ra đảo chính.
Người dân vây quanh chiếc xe tăng của quân đội. Ảnh: Reuters. |
Một chiếc xe 4 chỗ bị lật ngửa trên đường. Ảnh: Reuters. |
Hãng tin CNN của Mỹ đưa tin rằng, cuộc đảo chính được tiến hành lúc 5h sáng 16-7 (theo giờ Việt Nam). Nhiều tiếng súng đã vang lên tại Istanbul và Ankara. Tuy nhiên, theo nguồn tin này thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn an toàn.