Nóng vấn đề Biển Đông và chống khủng bố tại Hội nghị APEC
- Không gia hạn đối với thẻ đi lại của doanh nhân APEC
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo (APEC) lần thứ 23
- Biển Đông vẫn nóng
- 700 đại biểu dự Đại hội biển Đông Á lần thứ 5
Philippines đã huy động 10.000 cảnh sát tham gia bảo vệ an ninh Hội nghị APEC. (ảnh: Reuters). |
Cụ thể, hôm 17/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghi hỗ trợ Philippines một tàu chiến trong gói hỗ trợ các đồng minh Đông Nam Á về vấn đề an ninh biển trị giá 250 triệu USD.
Và ngay trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động cải tạo các bãi đá trên Biển Đông và bày tỏ mong muốn phối hợp với các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực để cùng giải quyết tranh chấp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở thủ đô Manila hôm 17/11. (ảnh: AP) |
Nhiều quốc gia khác như Australia, Malaysia, Indonesia… cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định và hiệp định đã ký kết ở Biển Đông cũng như Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Riêng vấn đề chống khủng bố, tối 17/11, trong cuộc trò chuyện với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã nói về sự cần thiết phải gia tăng sức ép đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Hiện tại, Australia cũng đã đưa ra cam kết chia sẻ và phân tích thông tin về tài trợ khủng bố với các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương để chống IS.