Những điều cần biết về bầu cử Mỹ
Ảnh minh họa AP. |
Trong số các cuộc bỏ phiếu liên bang, có cuộc bầu cử Hạ viện và thượng viện Mỹ.
Các cử tri trên 50 tiểu bang sẽ bầu các nhà lập pháp cho Hạ viện. Tổng số có 435 ghế và mỗi ghế sẽ được bầu hai năm một lần.
Các cuộc bầu cử lập pháp năm nay thậm chí còn quan trọng hơn bình thường vì đây là cuộc bầu cử cuối cùng trước một vòng phân chia lại số ghế dựa trên kết quả của Cuộc điều tra dân số năm 2020. Số lượng thành viên Hạ viện được phân bổ của mỗi tiểu bang được xác định bởi dân số, vì vậy nếu một tiểu bang có thêm hoặc mất đi nhiều cư dân theo kết quả Điều tra dân số mới, họ sẽ mất hoặc giành được ghế trong Hạ viện.
Cũng có 35 ghế, tương đương 1/3 trong số 100 ghế Thượng viện, được bầu trong năm nay. Khoảng một 1/3 trong số này là các ghế cạnh tranh và mỗi ghế đều cực kỳ quan trọng khi quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa đang bị đe dọa. Hiện tại, phe Cộng hòa đang có lợi thế 53-47 tại Thượng viện. Nếu đảng Dân chủ có thể giành được thêm 4 ghế, họ sẽ đảm bảo chiếm đa số tại Thượng viện.
Cử tri ở 11 tiểu bang và hai vùng lãnh thổ, Puerto Rico và Samoa, sẽ bầu các thống đốc trong Ngày bầu cử này.
Ở Mỹ, Tổng thống và Phó Tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri, đây là điều được quy định trong Hiến pháp. Khi cử tri đưa ra lựa chọn tổng thống trên lá phiếu của họ, họ thực sự đang bỏ phiếu cho một nhóm “đại cử tri”, những người mà sau khi các phiếu được kiểm và chứng nhận, cam kết sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống.
Các đại cử tri này thực sự bỏ phiếu quyết định chọn ra Tổng thống và Phó Tổng thống trong cuộc họp của Cử tri đoàn.
Tại 48 tiểu bang, những đại cử tri này “cam kết” bỏ phiếu cho các ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống nhận được nhiều phiếu bầu nhất ở tiểu bang tương ứng của họ.
Hai tiểu bang là Maine và Nebraska lại có quy định khác. Hai đại cử tri “cam kết” bỏ phiếu cho ứng cử viên giành được tổng số phiếu phổ thông của tiểu bang, trong khi các đại cử tri còn lại được phân bổ theo mỗi khu vực quốc hội.
Có tổng cộng 538 đại cử tri: 535 từ 50 tiểu bang và ba từ Đặc khu Columbia (District of Columbia – D.C).
Đến hết ngày 2/11, hơn 96 triệu phiếu bầu sớm đã cử tri Mỹ đi bỏ, chiếm gần 70% tổng số phiếu bầu được ghi nhận trong năm 2016. Gần 60 triệu phiếu bầu sớm đã được gửi qua đường bưu điện - khoảng gấp đôi tổng số phiếu bầu được gửi qua thư vào cuộc bầu cử năm 2016.
Trong các cuộc bầu cử gần đây, số cử tri đi bầu dao động trong khoảng 60% dân số đủ điều kiện. Năm 2016, 60,1% cử tri đủ điều kiện đã tham gia, tăng so với 58,6% năm 2012, nhưng giảm so với 61,6% năm 2008.