Người kí INF cảnh báo hỗn loạn khắp thế giới sau khi hiệp ước đổ vỡ
- Hiệp ước INF chính thức vô hiệu lực: Thách thức tương lai hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu
- NATO tính tăng cường tên lửa, tập trận sau khi INF đổ vỡ
- Nga-NATO không đạt thoả thuận cứu vãn INF
Ông Gorbachev cùng người đồng cấp Mỹ Ronald Reagan kí INF năm 1987. Ảnh: AP |
"Việc xé bỏ Hiệp ước INF không mang lại bất cứ lợi ích nào cho cộng đồng quốc tế, động thái này khiến an ninh không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới suy yếu nghiêm trọng", ông Mikhail Gorbachev ngày 2-8 nói với truyền thông Nga, theo Sputnik.
Cựu lãnh đạo Liên Xô cũng nhấn mạnh thế an ninh chiến lược sẽ ảnh hưởng sau khi INF đổ vỡ, đồng thời bày tỏ thất vọng khi lời kêu gọi duy trì hiệp ước trước đó của ông bị xem nhẹ.
"Từng có nhiều kì vọng được đặt vào đối tác của chúng ta (Mỹ), nhưng không may chúng không thành hiện thực. Tôi nghĩ rằng, bây giờ tất cả chúng ta đều thấy an ninh chiến lược đang chịu một đòn giáng", ông Gorbachev nói thêm.
Tuyên bố của ông Gorbachev được đưa ra sau khi Mỹ chính thức rút khỏi INF. Nga và Mỹ cùng ngày ra tuyên bố xác nhận INF đã sụp đổ và tiếp tục đổ lỗi cho đối phương về việc này.
INF được ông Gorbachev cùng người đồng cấp Mỹ Ronald Reagan ký năm 1987 ở Washington. Đây là thỏa thuận kiểm soát vũ khí đầu tiên và duy nhất đến nay loại bỏ hoàn toàn tên lửa triển khai từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Hiệp ước này được coi là có vai trò quan trọng giúp chấm dứt nghi kị giữa Liên Xô và phương Tây thời hậu Chiến tranh Lạnh, bởi nếu tên lửa tầm trung được triển khai, chung có thể được sử dụng để tấn công hạt nhân hủy diệt bất cứ nước nào ở châu Âu trong 6 phút mà không thể bị đánh chặn.
Nga và NATO gần đây đều lên tiếng cảnh báo bên kia không triển khai tên lửa tầm trung tới lãnh thổ châu Âu, hoặc là bên còn lại sẽ có biện pháp quân sự cứng rắn để đáp trả.