Nghi vấn thực tế số liệu tử vong vì COVID-19 tại Indonesia
- 24 bác sĩ Indonesia tử vong trong cuộc chiến chống COVID-19
- Sập mỏ khai thác vàng tại Indonesia, 9 người chết
- Indonesia trở thành tâm dịch COVID-19 Đông Nam Á
- Ngôi làng Indonesia cử "thây ma" đi tuần tra chống COVID-19
Thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được đưa đi chôn cất. Ảnh: Reuters |
Theo CNN, thành viên Ủy ban Quốc hội khóa IX Indonesia Kurrniasih Mufidayati đã yêu cầu chính phủ minh bạch dữ liệu số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này nhằm tăng lòng tin trong nhân dân và chứng minh hiệu suất phòng dịch của chính phủ.
"Chúng tôi yêu cầu đồng bộ hóa dữ liệu đang có và minh bạch hóa dữ liệu. Vì sao? Vì chúng tôi có thể đánh giá nghiêm túc số liệu và nâng cao nhận thức người dân", đại biểu Mufidayati nói hôm 20/4.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) Daeng Faqih cuối tuần trước khẳng định, số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này có khả năng lên tới 1.000 người, thay vì mức hơn 500 người như chính phủ công bố.
Theo đó, số liệu chính thức của chính phủ và ước tính của IDI tồn tại nhiều khác biệt. Các dữ liệu chính thức của chính phủ được cho là không bao gồm số nạn nhân tử vong mà nghi ngờ nhiễm COVID-19 nhưng chưa được xét nghiệm.
Cùng với IDI, đại biểu quốc hội Mufidayati cũng nghi ngờ số liệu người tử vong thực tế cao hơn tuyên bố của chính phủ. Ông cho biết đã kiểm tra số liệu tại nghĩa trang Pondok Rangon, nơi chôn cất các bệnh nhân tử vong vì COVID-19, và phát hiện số thi thể được chôn cao hơn số mà chính phủ công bố.
Ngoài vấn đề minh bạch dữ liệu, ông Mufidayati cũng kêu gọi chính phủ tăng cường xét nghiệm diện rộng để giúp ngăn chặn virus lây lan. Tính đến 19/4, Indonesia mới chỉ tiến hành xét nghiệm trên khoảng 47.000 người. Ông Mufidayati cho rằng số người xét nghiệm còn quá ít, mới chỉ tương đương 0,017% tổng dân số Indonesia.
Hiện, Indonesia đang ghi nhận 6.575 ca mắc COVID-19 trên cả nước, cùng 582 trường hợp tử vong, biến đây trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay.