NATO úp mở cách thức cứu vãn Hiệp ước INF vào phút chót

Thứ Hai, 27/05/2019, 20:20
Tổng thư ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có thể được cứu vãn, song cần rất nhiều nỗ lực chính trị.


"Vẫn còn thời gian dù ít hơn trước. Hiện chưa phải quá muộn và Hiệp ước này vẫn có thể được cứu vãn", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 27-5 nói trong cuộc phỏng vấn với báo chí Đức về INF, thông tấn Nga TASS đưa tin.

Tên lửa hành trình của Nga được khai hỏa trong một cuộc tập trận. Ảnh: Getty

Tổng Thư ký NATO nhắc lại thời điểm INF được kí năm 1987 rằng Moscow "khả năng họ có thể phá hủy nhiều tên lửa hành trình chỉ trong vòng vài tuần", đồng thời nhấn mạnh INF sẽ được cứu vãn với nỗ lực chính trị đủ lớn.

"Chúng tôi (NATO) không tìm kiếm một cuộc chạy đua vũ trang mới và chúng tôi không muốn có Chiến tranh Lạnh mới", đại diện NATO khẳng định, đồng thời nói rằng NATO sẽ không triển khai thêm vũ khí hạt nhân ở châu Âu để chống lại Nga.

Theo ông Jens Stoltenberg, liên minh quân sự NATO đủ khả năng theo đuổi một chính sách hiệu quả để “chống lại kẻ thù” dù có hay không có Hiệp ước INF. Tuy nhiên, Stoltenberg nói rằng NATO muốn kí một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới.

Hiệp ước INF, được Liên Xô kí với Nga năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. 

Tháng 10 năm ngoái, Mỹ cáo buộc các tên lửa Novator 9M729 mà Nga mới triển khai có tầm bay từ 500 đến hơn 5000km, rồi tuyên bố rút khỏi INF. Các nước NATO bênh vực quyết định của Mỹ, cho rằng  tên lửa Novator 9M729 có độ cơ động cao, khó phát hiện và đủ khả năng tấn công mọi mục tiêu ở châu Âu.

Đầu tháng 2,  Mỹ đã chính thức dừng thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong khuôn khổ INF và kích hoạt tiến trình rút khỏi Hiệp ước kéo dài 6 tháng. Washington tuyên bố sẽ đình chỉ động thái này nếu Nga nhất trí tuân thủ INF. 

Từ phía Nga, Moscow bác bỏ cáo buộc vi phạm INF và cho rằng Mỹ tạo cớ rút khỏi Hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới. Sau khi Mỹ đình chỉ INF, Nga cũng thông báo tạm dừng thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ INF. Mặc dù vậy, Moscow để ngỏ khả năng đàm phán viết lại một thỏa thuận mới để tránh chạy đua vũ trang.

Thiện Minh
.
.
.