Khỉ ở Trung Quốc miễn nhiễm với COVID-19 sau khi khỏi bệnh

Thứ Ba, 17/03/2020, 08:28

Các nhà khoa học Trung Quốc rất lạc quan về vaccine COVID-19 sau khi khám phá ra rằng những con khỉ bị nhiễm virus Corona tự phát triển khả năng miễn dịch với căn bệnh này sau khi khỏi bệnh.

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc phát hiện ra rằng khi bốn con khỉ rhesus bị nhiễm một chủng COVID-19, chúng bị sốt, chịu một số vấn đề về hô hấp và mất cảm giác ngon miệng. Tải lượng virus của bệnh cao nhất là ba ngày sau khi nhiễm bệnh nhưng đạt đến mức “không thể phát hiện” vào khoảng 14 ngày.

Khoảng một tháng sau, hai trong số những con khỉ đã hồi phục hoàn toàn đã được tái nhiễm qua miệng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng nhiệt độ cơ thể của chúng tăng nhẹ sau khi bị nhiễm, nhưng đó là triệu chứng duy nhất xuất hiện. Khoảng hai tuần sau, những con khỉ được phát hiện có lượng kháng thể rất cao đối với căn bệnh này, cho thấy rằng hệ thống miễn dịch của chúng đã sẵn sàng để chống lại virus.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu trên phát hiện ra rằng khỉ có thể bị nhiễm COVID-19 qua mắt, điều này cho thấy rằng chỉ cần đeo khẩu trang có thể không đủ để ngăn ngừa virus Corona.

Theo nhà nghiên cứu Qin Chuan, kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển vaccine, theo tờ South China Morning Post.

Do đó, việc cải tiến thêm các kỹ thuật chẩn đoán, theo dõi kháng thể và xét nghiệm mẫu từ đường hô hấp dưới là điều cần thiết để chữa nhiễm SARS-CoV-2 (chủng mới của virus Corona gây ra COVID-19, các nhà khoa học kết luận.

Một số bệnh nhân Trung Quốc đang bị tái nhiễm sau khi đã hồi phục, South China Morning Post đưa tin. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tỷ lệ tái phát là từ 0,1% đến 1% trên toàn quốc. Ở một số tỉnh, chẳng hạn như Quảng Đông, khoảng 14% bệnh nhân xuất viện đã phải quay lại bệnh viện sau khi xét nghiệm dương tính với virus một lần nữa. Cơ quan y tế tại Nhật Bản cũng tiết lộ trong những ngày gần đây, một người 70 tuổi đã khỏi bệnh phải nhập viện một lần nữa sau khi các triệu chứng xuất hiện trở lại.

Các nhà nghiên cứu, điều này có thể được là do kết quả xét nghiệm “âm tính giả” trước khi xuất viện hoặc bệnh nhân không hồi phục hoàn toàn mặc dù họ đáp ứng các tiêu chí để xuất viện. Do đó, có thể một số bệnh nhân không tái nhiễm COVID-19, nhưng họ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Giáo sư Zhong Nanshan, một nhà khoa học hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, tiết lộ vào tuần trước rằng các bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi được phát hiện có nồng độ kháng thể cao chống lại căn bệnh này, điều này sẽ ngăn họ mang virus và lây nhiễm cho người khác.

Câu hỏi mà mọi người quan tâm hiện nay là liệu những người tiếp xúc gần gũi và các thành viên gia đình có thể bị nhiễm bệnh nếu bệnh nhân tái nhiễm hay không. Cho đến nay tôi chưa thấy bằng chứng nào, ông Zhong cho biết.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm thêm từ những bệnh nhân đã hồi phục. Chính phủ Trung Quốc vào ngày 5/3 tuyên bố rằng bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào được xuất viện cần phải ở lại cơ sở kiểm dịch trong 14 ngày.

Đại dịch COVID-19 đã lây nhiễm hơn 178.000 người trên toàn thế giới và số người chết trên toàn cầu đã lên tới 7.000 người. Phần lớn các trường hợp tử vong là ở Trung Quốc đại lục, Italia, Iran và Tây Ban Nha.

Duy Tiến (Theo Sputnik)
.
.
.