Hàn Quốc-Nga nhất trí nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt hòa bình nối Triều Tiên

Thứ Bảy, 23/06/2018, 15:32

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Moscow hôm 23-6, cả 2 nhà lãnh đạo nhất trí tìm cách nghiên cứu chung để kết nối tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga với các tuyến đường sắt liên Triều, Báo điện tử Korea Times đưa tin.

Ông Moon đã đề xuất sáng kiến vẽ ra một bản đồ kinh tế mới cho Bán đảo Triều Tiên nhằm tăng cường hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên trước các cuộc đàm phán phi hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington diễn ra.

Tổng thống Hàn Quốc cũng chính thức thúc đẩy việc hình thành một hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Nga về dịch vụ và đầu tư.

Hai nhà lãnh đạo tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong Điện Kremlin ở Moscow, và thông qua tuyên bố chung gồm 32 điều bao gồm các kế hoạch phát triển kinh tế chung. 
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí nghiên cứu thiết lập tuyến đường sắt chung nối Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tổng thống Moon và Tổng thống Putin thống nhất kế hoạch nghiên cứu chung để kết nối các tuyến đường sắt, mạng lưới điện năng và đường ống dẫn khí đốt thực hiện triệt để hợp tác 3 bên giữa Hàn Quốc-Nga-CHDCND Triều Tiên. 

Seoul và Moscow có thể xem xét nghiêm túc dự án đường sắt kế nối Hàn Quốc,  CHDCND Triều Tiên và Nga từ Vladivostok đến Seoul và tất cả tuyến đường đến thành phố cảng Busan, Hàn Quốc xuyên qua cảng Najin ở CHDCND Triều Tiên.

Nếu các chính sách cấm vận kinh tế chống lại Bình Nhưỡng được loại  sau khi hoàn thành, lời hứa “phi hạt nhân hóa hoàn toàn”tại hội nghị thượng đỉnh CHDCND Triều Tiên-Mỹ ở Singapore, Seoul sẽ ngay lập tức thực hiện kế hoạch hợp tác kinh tế về vận tải, cảng vụ và năng lượng liên kết Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nga.

Vị lãnh đạo  Kim Jong-un đã thảo luận hợp tác kinh tế CHDCND Triều Tiên-Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ 3 đến Trung Quốc, các nhà phân tích cho biết Seoul đang tìm cách đảm bảo quyền đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng thông qua hợp tác giữa Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nga.

Tuy nhiên, các nhà phê bình quan ngại rằng các kế hoạch hợp tác kinh tế mở rộng sẽ thực sự không diễn ra, lập luận Bình Nhưỡng và Washington vẫn chưa tổ chức đàm phán cấp cao về các biện pháp phi hạt nhân hóa của CHDCND Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh ở Singapore 

Trúc Phạm
.
.
.