Ấn Độ thành nước thứ ba trên thế giới vượt mốc 1 triệu ca nhiễm COVID-19
- Chưa đầy một tháng, số ca nhiễm COVID-19 tại Brazil tăng gấp đôi lên hai triệu
- Mỹ chính thức cán mốc 1 triệu ca nhiễm COVID-19
- Gia hạn phong toả đất nước, Ấn Độ ban bố loạt quy tắc mới
Theo đó, trong vòng 24 giờ qua, quốc gia tỷ dân ghi nhận 35.468 ca nhiễm mới, con số nhiễm cao kỷ lục kể từ khi quốc gia này báo cáo ca nhiễm đầu tiên, nâng tổng số người mắc bệnh vượt mốc 1 triệu người, lên 1.005.637 ca, trong đó có 25.609 ca tử vong.
Trong nhiều ngày qua, Mỹ, Brazil và Ấn Độ luôn là ba nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới xét cả về số ca nhiễm và ca tử vong. Với hơn 73.000 ca nhiễm mới, Mỹ hiện có 3.695.025 triệu ca nhiễm và 141.016 người tử vong do COVID-19. Trong khi đó tại Brazil, tổng số ca nhiễm COVID-19 là2.014.738 ca (tăng 43.829 ca), với 76.822 ca tử vong (tăng 1.299 ca). |
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết thêm, tỷ lệ phục hồi đang tiếp tục tăng, lên mức 63%, với 636.602 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh. Ấn Độ khẳng định việc đẩy mạnh xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời và quản lý hiệu quả bệnh nhân thông qua cách ly tại nhà có giám sát hoặc chăm sóc y tế tích cực tại bệnh viện đã giúp tỷ lệ phục hồi tăng mạnh.
Tính tới ngày 17/7, số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt 1 triệu, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Brazil. (Ảnh: AP) |
Dấu mốc "nghiệt ngã" 1 triệu ca nhiễm COVID-19 đến vào thời điểm một số bang tại Ấn Độ như Bihar, Uttar Pradesh hay thành phố Bengaluru thuộc bang Karnataka đang tái áp dụng các biện pháp phong tỏa mới được dỡ bỏ gần đây để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.
Tiến sĩ Ashish Jha, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Harvard cho biết, việc số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng cao vẫn là thách thức chính đối với Ấn Độ trong những ngày tới.
Theo tờ AP, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Ấn Độ là một trong những hệ thống thường xuyên thiếu hụt ngân sách nhất trên thế giới, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận các bệnh viện ở khu vực nông thôn, nơi dịch bệnh đang hoành hành.
Trong khi Ấn Độ báo cáo hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19, đại dịch cũng đang tàn phá Pakistan và Bangladesh với lần lượt hơn 259.000 ca và 196.000, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các con số này thực tế cao hơn nhiều.