Thủ tướng yêu cầu xem xét dự án nhận chìm chất nạo vét theo đúng pháp luật
- Vùng biển “nhận chìm” không có san hô, sinh vật nghèo nàn
- Kiến nghị Chính phủ tạm dừng thực hiện nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải ra biển
- Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn xuống biển
Trước đó, ngày 23-6, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).
Khu vực biển được cấp phép nhận chìm nằm gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm. Nơi đây còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi. Vì vậy, dư luận quan ngại việc nhận chìm sẽ gây tác động tiêu cực tới hệ sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau, đặc biệt là khi hồ sơ dự án nhận chìm bị cho là không đủ cơ sở pháp lý khi có nhiều nhà khoa học bị mạo danh.
Chất nạo vét được lấy từ vũng quay tàu trước nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 |
Cách đây ít ngày, Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã công bố hiện trạng môi trường khu vực biển Vĩnh Tân, nơi dự kiến nhận chìm chất nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Theo đó, khu vực này có sinh vật nghèo nàn và không có san hô.