Quan tâm đến giáo dục cho người khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số
- Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?
- Luật Giáo dục sửa đổi có nhiều điểm mới đột phá
- Luật Giáo dục đại học được sửa đổi phù hợp với thực tế
- Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Cần chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật
Trăn trở với việc tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh khuyết tật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng dự thảo có ưu tiên tạo điều kiện, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập nhưng điều khoản còn chung chung, chưa được thể hiện đầy đủ và hợp lý để bảo đảm một hệ thống giáo dục hòa nhập và không phân biệt đối xử.
Đại biểu đề nghị bổ sung một khoản về ngôn ngữ của người khuyết tật, cụ thể là chữ viết nổi cho người khiếm thị và thủ ngữ cho người khiếm thính. Đây là yếu tố then chốt nhằm hỗ trợ việc hòa nhập cộng đồng và loại bớt rào cản cho người khuyết tật.
Về trường lớp dành cho người khuyết tật, đại biểu đề nghị khoản 1 Điều 62 bỏ 2 từ "khuyến khích" và được ghi lại là: nhà nước thành lập trung tâm dành cho người khuyết tật đối với các tỉnh hoặc khu vực trung tâm, nhiều người khuyết tật cần thành lập trường cho người khuyết tật để người khuyết tật có thể tham gia vào hệ thống giáo dục công.
Đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) tham gia ý kiến. |
Cũng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho biết trên thực tế còn có nhiều trường chuyên, trường năng khiếu hay trường lớp dành cho người khuyết tật còn thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập do chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức. “Do đó, tôi đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu có chính sách thật sự cụ thể, đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng” –đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) đánh giá trong dự thảo luật, các quy định về ngôn ngữ, chữ viết sách giáo khoa hoàn toàn chưa phù hợp và chưa đề cập gì đến việc bảo đảm tiếp cận giáo dục của người khuyết tật. Phạm vi sách giáo khoa tại khoản 2 Điều 30 chỉ bao gồm sách in, sách giáo khoa, điện tử và học liệu, không đề cập đến sách nói, chữ nổi của người khiếm thị, khiếm thính.
Phạm vi ngôn ngữ, chữ viết tại Điều 9 chỉ bao gồm tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số, chưa đề cập đến ngôn ngữ, ký hiệu dành cho người khuyết tật.
“Tôi cho rằng việc sửa đổi Luật Giáo dục chính là cơ hội quý báu, cơ hội vàng để thực hiện sự điều chỉnh hợp lý về chính sách, thông qua việc tạo thuận lợi cho việc học chữ nổi, chữ viết in thay thế, ngôn ngữ ký hiệu, các phương tiện và hình thức giao tiếp khác” – đại biểu kiến nghị.
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) |
Ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số
Về chính sách giáo dục cho học sinh miền núi, đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái) đề nghị việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có bán trú là không phụ thuộc vào 3 khu vực theo trình độ phát triển.
Đại biểu kiến nghị “Nếu xã, thôn bản 135 mà ra khỏi chương trình 135 thì cự ly của các cháu không thay đổi, việc các cháu từ thôn, từ bản đến các điểm trường đó không hề thay đổi. Nếu ra khỏi 135, hết chính sách hỗ trợ bán trú là không đúng. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện như vậy, một số xã ở vùng sâu, vùng xa khi hết chương trình 135, cơ sở vật chất đã được đầu tư rất khang trang thì hiện nay lại lãng phí, đồng thời các cháu phải đi ăn nhờ, ở đậu tất cả các nơi. Việc đó cần phải sửa lại” .
Vấn đề này, đại biểu Triệu Thanh Dung cho rằng, nên ưu tiên đầu tư cho sinh viên cử tuyển và bố trí việc làm cho họ sau khi ra trường để khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ người dân tộc thiểu số từ cấp cơ sở đến cấp trung ương như hiện nay. Đại biểu Dung kiến nghị “Cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số mong muốn có những cán bộ người dân tộc mình hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của mình và gắn bó lâu dài với địa phương.