Năm học mới, “nóng”nghị trường vấn đề an toàn cho trẻ
- Cả nước hiện đang thiếu khoảng 23.500 giáo viên mầm non
- Dễ tái diễn tình trạng “bốc thăm” để giành suất vào mầm non công lập
Tại hội nghị, Phó GĐ Sở GD-ĐT, ông Lê Hoài Nam đã báo cáo về những thành tích đã đạt được của ngành GD TP Hồ Chí Minh trong năm học 2015-2016 cũng như phương hướng và kế hoạch phấn đấu trong năm học mới.
So với năm học cũ, TP đã tăng được thêm 1.486 phòng học mới. Ông Lê Hoài Nam cũng khẳng định, mục tiêu của ngành đặt ra là ngoài việc đảm bảo 100% con em người dân trên địa bàn TP có chỗ học, TP cũng tiếp tục phấn đấu giảm sĩ số/lớp, tăng số HS được học 2 buổi/ngày.GS Trần Đông A phát biểu tại hội nghị: vấn đề phòng vệ sinh trong trường học-chuyện nhỏ mà không nhỏ. |
GS - thầy thuốc Nhân dân Trần Đông A đã đánh giá rất cao những thành tích mà ngành GD TP Hồ Chí Minh đạt được trong năm học qua. Tuy nhiên, được tham dự tại hội nghị thường niên về công tác chuẩn bị cho năm học mới này, mong mỏi của ông cũng như nhiều đại biểu quan tâm hiện nay, là, làm gì để mỗi ngày trẻ đến trường không chỉ vui mà còn phải an toàn. Chuyện CSVC cho ngành GD đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên ở góc độ của một người làm việc trong lĩnh vực ngành Y, GS Trần Đông A đề xuất với ngành GD cần hết sức chú ý trong việc xây dựng hệ thống phòng vệ sinh trong trường học. Cả một trường học với nhiều tỉ đồng được xây đẹp đẽ nhưng nhà VS mà không chuẩn, không đủ cho nhu cầu của HS trong ngôi trường, sẽ thành vấn đề không nhỏ. Do môi trường vốn có số lượng đông đúc HS sinh hoạt, học tập, nếu để tình trạng nhà VS không đạt, HS nhịn tiểu, ảnh hưởng sức khỏe hoặc lây lan bệnh dịch.
Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Yến Thu- Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức TP HCM phân tích: công trình trường học cũng như Bệnh viện có đặc điểm giống nhau là dùng cho số đông người và có tính chất lâu dài.
Nhưng khảo sát tại Bình Chánh cho thấy, có trường học mới vừa xây xong khang trang, có 30 lớp, phòng chức năng đầy đủ, trang thiết bị hiện đại… nhưng khi xây, Ban dự án biết rõ có tình trạng ngập nước tại đây nhưng đã “bỏ qua”, hay cố tình lãng quên, nên khi ngôi trường vừa đi vào hoạt động, đúng vào mùa mưa, kết quả là cả thầy và trò cùng lội bì bõm.
Cũng theo bà Thu, một chi tiết nhỏ mà không nhỏ trong dự án XD trường học của ngành còn hay bỏ sót, đó là HS vốn nghịch ngợm, vô tư khi chơi đùa.
Nhưng các khu vui chơi học tập trong trường, từ dưới đất lên tường khoảng 1,5 mét, thường không ốp gạch men. HS khi họat động, sinh hoạt, bôi bẩn, thậm chí hay vẽ vào tường, nếu gạch men thì cọ, rửa sạch sẽ. Còn nếu không hàng năm nền tường nhanh chóng xuống cấp, mất mỹ quan.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Chủ tịch UBMTTQ P.5, Phú Nhuận chia sẻ về những biện pháp mà nhờ sáng kiến phối hợp trong cơ chế mà địa phương đã làm thành công trong vấn đề an toàn cho trẻ khi tới trường. Q.Phú Nhuận giáp ranh với Q.Gò Vấp và Q.3.
Trên địa bàn Quận có 6 trường học phổ thông, đồng thời cũng có một đường Ray Tàu Thống Nhất Bắc-Nam chạy qua. Trước đây mỗi khi vào giờ cao điểm, nhất là giờ PH đón con đi học về, chính quyền rất lo vì thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, đồng thời khu vực đường Ray mà ùn tắc thì thật nguy hiểm.
Do vậy, một qui chế phối hợp giữa UBND phường, Công an, với các trường học… được thực thi hết sức nghiêm túc. Theo đó, UBND thực hiện tuyên truyền tới từng PH và HS về các giải pháp giám sát, giảm thiểu phòng tránh TNGT, tránh ùn tắc vào giờ cao điểm. Toàn bộ PH, HS tại địa bàn được tuyên truyền về Luật Giao thông, cha mẹ và con đều phải đội mũ BH khi lưu thông.
Ngoài ra, vận động PH không mua bán hàng rong trước cổng trường, gây mất ANTT, lại không an toàn cho sức khỏe của trẻ. Tại các cổng trường Mầm non trên địa bàn phường 5, Phú Nhuận đều được đặt Camera quan sát. Kịp thời phát hiện vấn đề bất thường, qui định nghiêm ngặt, dù bận mấy thì GV Mầm non cũng phải trao trẻ tận tay cha mẹ, PH nhận con từ tận tay cô giáo; yêu cầu PH không cho con đeo đồ nữ trang, phòng tránh lòng tham của kẻ gian…
Các đại biểu rất quan tâm tới mô hình giữ trẻ từ 6 tới 18 tháng tuổi tại trường Mầm non. |
An toàn cho trẻ cũng được đề cập tới ở mô hình giữ trẻ từ 6 tới 18 tháng tuổi. Theo bà Yến Thu, đây là thể hiện sự ưu việt của chế độ, nhà nước Việt Nam, trong việc chăm lo cho các gia đình có con trong độ tuổi này, để các PH yên tâm đi làm. Tuy nhiên, ngành GD TP cần nghiên cứu để phát triển sâu rộng và có chất lượng thực sự.
Tại Q.Bình Tân có 6 trường Mầm non đang áp dụng giữ trẻ độ tuổi này. Nhưng đặc thù của công việc, mỗi trường chỉ giữ được 15 cháu, mỗi cô giữ 3 cháu. Tính ra tiền công lao động cho các cô giáo đang được trả ở lớp giữ trẻ này so với công sức chăm cho trẻ lại quá cực là mức thu nhập của các cô quá thấp.Và hiện cũng còn có quá ít lớp này, trong khi nhu cầu PH lại quá lớn. Không tránh được việc PH phải gửi con tới nhóm trẻ gia đình, trong khi ta chưa đủ khả năng giám sát hết.
“Chúng tôi rất lo xảy ra nạn bạo hành ở nhóm trẻ gia đình do không kiểm soát được. Hay việc vì người trông đỡ cực sẽ có hành vi cho trẻ uống thuốc xi rô ho để trẻ ngủ cả ngày, sẽ tác hại vô cùng tới thần kinh của trẻ”. Bà Thu còn trăn trở: “tôi rất thương GV. Trong khi lương của một nhân viên có ngành cả 150 triệu/tháng mà họ còn có khi bỏ việc. Còn GV của ta có vị trí rất cực mà phải “cắn răng” chịu mức thu nhập 4,5 triệu/tháng”.
Và bà đề nghị, sở GD ngoài rất nhiều sáng kiến đổi mới thì rất cần có sáng kiến, giải pháp về cải thiện đồng lương cho GV. Vì nếu được chăm lo cuộc sống sẽ tất yếu động viên khuyến khích người GV làm việc hết mình, tất cả vì HS thân yêu, ban ngành cũng không còn phải lo về những giải pháp “nên hay không nên cho dạy thêm, học thêm”…