Chiến hạm và tàu cứu hộ ven bờ của Hải quân Mỹ đến cảng Cam Ranh
- Hai chiến hạm của Hải quân Pháp thăm Việt Nam
- Hai chiến hạm Nhật Bản đến cảng Quốc tế Cam Ranh
- Chiến hạm Pháp Tonnerre thăm cảng Cam Ranh
Đây cũng là hoạt động giao lưu Hải quân (NEA) giữa Mỹ và Việt Nam lần thứ 8 nhằm trao đổi kỹ năng quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về Luật biển...
Chiến hạm USS Coronado. |
Chiến hạm USS Coronado dài 127m, rộng 32m, lượng giãn nước đầy tải 3.100 tấn, tốc độ vận hành tối đa mỗi giờ 87km, tầm hoạt động gần 8.000km, thủy thủ đoàn từ 40 đến 75 sĩ quan – binh sĩ.
Theo thiết kế, chiến hạm USS Coronado có đủ khả năng đối phó các mối đe doạ trên vùng biển gần bờ và thực thi nhiệm vụ rà quét mìn, chống ngầm và chống tàu mặt nước. USS Coronado là chiếc tàu LCS đầu tiên của Hải quân Mỹ tích hợp thành công tên lửa chống hạm Harpoon Block IC, gói hợp đồng này được giao cho Boeing thực hiện.
Cùng với việc tích hợp tên lửa Harpoon, nền tảng quan trọng nhất của gói nâng cấp này là hệ thống kiểm soát vũ khí mở rộng (AHWCS) dành riêng cho loại tên lửa chống hạm này.
Theo đó, một cụm ống phóng tên lửa Harpoon không rõ số lượng sẽ được gắn phía trước boong tàu LCS ngay sau tháp pháo Mk 110 57mm của nó, và quan trọng là cụm ống phóng này có thể được tháo bỏ khi cần thiết. Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bay 124km, tốc độ bay mỗi giờ 864km, pha cuối bay ở độ cao cực thấp, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
Tên lửa bắn ra từ chiến hạm USS Coronado. |
Harpoon được phát triển với khá nhiều biến thể, chủ yếu cải tiến về hệ thống dẫn đường và động lực giúp tăng tầm bắn tên lửa. Đơn cử khi biến thể phóng từ trên không AGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km, AGM-84H/K Block 1G/J có tầm 280km. Nhà sản xuất Boeing và Hải quân Mỹ nhiều lần khẳng định tên lửa chống hạm Harpoon có thể bắn chìm chiến hạm cỡ lớn.
Tàu cứu hộ USNS Salvor dài 78m, lượng giãn nước đầy tải 3.300 tấn, tốc độ vận hành tối đa mỗi giờ 28km. và được thiết kế phù hợp với các hoạt động cứu nạn và cứu hộ trên biển.
Được biết, hoạt động NEA được triển khai thường niên góp phần tăng cường hiểu biết, xây dựng niềm tin trên biển và củng cố quan hệ giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam.