Cả nước có hơn 91.000 tổ bầu cử với hơn 69 triệu cử tri
- Phân luồng giao thông phục vụ Bầu cử Quốc hội, các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam
- Ngư dân xã đảo nô nức đi bầu cử sớm
- Xã đảo Thổ Châu bầu cử vào ngày sinh nhật Bác
- Công an tỉnh Phú Thọ đảm bảo ANTT cho ngày bầu cử
- Lực lượng Công an đảm bảo an ninh, trật tự công tác bầu cử
- Tăng cường cán bộ xuống cơ sở đảm bảo an ninh, trật tự công tác bầu cử
- Bộ Công an họp Ban chỉ đạo bảo vệ bầu cử
Các đồng chí Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia: Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý đồng chủ trì chương trình họp báo.
Các đồng chí Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia chủ trì buổi họp báo. |
Thông báo về công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kể từ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia và Uỷ ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND, Hội đồng bầu cử quốc gia đã và đang chủ động làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử; công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiến độ, sẵn sàng cho ngày bầu cử.
Qua việc lập và niêm yết danh sách cử tri; phân loại cử tri được quyền bỏ phiếu bầu cử đối với từng cấp đại biểu HĐND, các trường hợp không được tham gia bỏ phiếu; rà soát, bổ sung, cập nhật kịp thời những thiếu sót liên quan đến danh sách cử tri… cho thấy tổng số bầu cử trong cả nước đến thời điểm hiện nay là 91.476 tổ, với 69.265.810 cử tri. Các tổ bầu cử đã tiến hành xong việc cấp phát thẻ cử tri.
Đối với các khu vực bỏ phiếu ở các xã ven biển, hải đảo, địa bàn đi lại khó khăn, những nơi có người dân, cán bộ, nhân viên các đơn vị làm nhiệm vụ trên biển trong ngày bầu cử, các địa phương đã rà soát và đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia cho phép thực hiện bầu cử trước ngày 22-5. Theo đề nghị của Uỷ ban bầu cử 17 tỉnh, Hội đồng bầu cử quốc gia đã có văn bản cho phép nhiều khu vực bỏ phiếu trên địa bàn các tỉnh tiến hành bỏ phiếu sớm. Tính đến ngày 20-5, trên cả nước đã có một số khu vực ở các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Khánh Hoà, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Nghệ An, Đăk Lăk tổ chức bỏ phiếu bầu cử sớm. Việc bầu cử sớm được cử tri hưởng ứng phấn khởi, vui vẻ và số cử tri đi bỏ phiếu đạt 100%. Trong ngày 21-5 sẽ có thêm 8 đơn vị tiếp tục tổ chức bầu cử sớm.
Công bố kết quả 20 ngày sau ngày bầu cử
Bước vào giai đoạn này, công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử được hết sức chú trọng. Càng gần đến ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các phương án, tăng cường bảo đảm công tác an ninh, trật tự, an toàn cho ngày bầu cử.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ đã triển khai lực lượng nắm địa bàn, theo sát tình hình ở đia phương, chủ động rà soát, tham mưu giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, an toàn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng giáp biên giới; thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng chống âm mưu phá hoại cuộc bầu cử để bảo đảm an toàn tuyệt đối trước, trong và sau ngày bầu cử.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời tại buổi họp báo. |
Ngay sau khi hoàn tất việc kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Uỷ ban bầu cử các tỉnh, thành phố gửi Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội kèm theo danh sách những người trúng cử và các loại tài liệu khác có liên quan gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia để lập biên bản tổng kết và công bố danh sách những người trúng cử ĐBQH trong cả nước (chậm nhất 20 ngày sau ngày bầu cử).
Căn cứ kết quả tổng kết bầu cử ĐBQH, kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người trúng cử ĐBQH, Hội đồng bầu cử quốc gia tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử ĐBQH khoá XIV cho người trúng cử và báo cáo Quốc hội khoá mới về kết quả xác nhận tư cách ĐBQH tại kỳ họp đầu tiên.
Công việc đối với HĐND các cấp sau ngày bầu cử, trình tự và thủ tục cũng thực hiện tương tự như vậy theo quy định tại các Điều 85,86,87 và 88 của Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND.
Bầu hộ, bầu thay là vi phạm pháp luật Trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc có một số thẻ cử tri bị rách hay sai tên, sai tên đệm, giới tính…, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, các cử tri cần kiểm tra kỹ thẻ cử tri của mình và nếu có sai sót phải mang đến khu vực đăng ký bỏ phiếu đổi lại trước 24h so với giờ bỏ phiếu. Về vấn đề có hay không được bầu hộ, bầu thay, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: “Pháp luật chúng ta quy định không được phép bầu hộ, bầu thay, nếu bầu hộ, bầu thay là vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau”. Tổng Thư ký Quốc hội mong muốn các phóng viên báo chí tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, từ đó đi bầu cử đúng, phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của mình. “Nếu để người khác bầu thay có nghĩa là bầu theo ý chí của người ta, là mất quyền công dân. Do đó không nên bầu hộ, bầu thay”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh. |