Sau 6 năm, mực nước lũ mới về cao nên người dân vùng đầu nguồn phấn khởi, chuẩn bị ngư cụ tận dụng con nước để khai thác thuỷ sản. Chạy dọc các xã tuyến biên giới Phú Hội, Phú Hữu, Khánh Bình, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông… của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang), nơi nào cũng thấy người dân tất bật chuẩn bị câu, lưới đón mùa nước nổi đánh bắt sản vật. Ai cũng mong một mùa lũ đẹp, đầy tôm, cá...
|
Đây cũng chính là thời điểm mà người dân chuyên sống bằng "nghề bà cậu" tất bật chuẩn bị, vận chuyển ngư cụ ra đồng để đánh bắt nguồn lợi thủy sản, mà theo người dân nơi đây chính là "lộc trời cho". |
Không chỉ đánh bắt tôm, cá người dân nơi đây còn tận dụng những sản vật mà thiên nhiên ban tặng như: bông súng, bông điên điển hoặc làm nghề lễ ốc thuê để tăng thêm thu nhập.
Mặc dù, thu nhập có phần hơi thấp, nhưng đây là những công việc ổn định, hơn nữa cả phụ nữ, trẻ em đều có thể kiếm được tiền.
|
Ông Đoàn Văn Ngôi (67 tuổi) đang sửa lại chiếc lú để đặt bắt cá, tôm, cua trên cánh đồng ngập sâu dước nước khoảng 1,5 m trước tại ấp Bình Hoà Thượng (xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
|
|
Hiện tại, nước lũ đã tràn ngập các cánh đồng vùng đầu nguồn của tỉnh An Giang và Đồng Tháp, có nơi ngập sâu đến 1,5m. |
|
Cây điên điển mọc dọc theo các con kinh, sông, hễ nước ngập gốc là trổ hoa. Năm nay, giá bông điên điển ở thời điểm hiện tại là 12.000 đồng/kg, mỗi ngày một người có thể hái được từ 5 – 7kg.
|
Các sản vật đánh bắt trong buổi sáng, sau đó mang ra các chợ đầu mối bán lại cho thương lái từ khắp mọi nơi. Cứ hễ mùa nước nổi về, thì chợ cá Kinh Ruột lại xuất hiện giữa cánh đồng Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) giữa bốn bề mênh mông nước. Năm nay, nước về sớm, nguồn cá đồng dồi dào, khiến cho cảnh mua bán càng tấp nập, rôm rả… Chợ cá nằm ngay ngã tư sông Kinh Ruột (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú).
Theo những bạc cao niên tại đây, chợ cá này được hình thành từ xa xưa, chủ yếu mua bán, trao đổi các mặt hàng đặc sản “rặt đồng” của mùa nước nổi, như: cá linh, cua đồng, rắn bông súng, cá sặc, cá rô…
|
Mỗi ngày, một người có thể lẫy từ 10 -20 giỏ ốc, mỗi giỏ ốc được chủ vựa trả công cho 6.000 đồng, tính ra thu nhập trên dưới 100.000đ/ngày.
|
|
Cứ hễ con nước ngập đồng, thì các thương lái từ khắp nơi lại kéo về các chợ đầu mối tìm mua đặc sản mùa nước nổi về bán lại cho các tiểu thương ở chợ Long Xuyên, TP Cần Thơ, Vĩnh Long,... |
|
Không khí mua bán nơi đây nhộn nhịp tiếng cười nói, mặt hàng chủ yếu là: cá linh, lươn đồng, cá sặc, lóc, cua, tôm, tép..., nhưng phải "rặt đồng". |
Ngoài những nguồn lợi thủy sản, sản vật, thì nước lũ về là tính hiệu mừng cho ba con chuyên sản xuất lúa, bắp, me...
Tại các vùng đê bao khép kín ở Đồng Tháp và An Giang, người dân đã ngưng sản xuất lúa vụ ba, tận dụng điều kiện lũ lớn dâng nước lấy phù sa vào trong đồng để rửa sạch các loại dịch bệnh, tăng độ màu mỡ cho đất giúp sản xuất thuận lợi hơn. Người dân vui mừng khi nhìn thấy dòng nước màu đỏ ngầu mùa nước nổi cuồn cuộn đổ về sau nhiều năm lũ kém.
|
Chợ cá Kinh Ruột họp từ lúc sáng sớm, đến khi đứng trưa thì tan chợ. |
|
Người nông dân vui mừng khi nước lũ về, chở nặng phù sa, báo hiệu vụ mùa sau sẽ bội thu. |
Ông Lưu Văn Ninh, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, cho biết: “Sinh lợi từ mùa lũ năm nay sẽ rất lớn. Từ sau lũ 2011 đến nay năm nào mực nước lũ cũng thấp, thậm chí không có lũ như năm 2015 - 2016 đỉnh lũ thấp nhất lịch sử, người dân rất khó khăn trong quá trình sinh kế. Về nông nghiệp lũ sẽ mang lại phù sa cho vùng. Đối với vùng đê bao khép kín như ở An Giang thì tận dụng điều kiện lũ lớn này dâng nước lấy phù sa vào trong đồng để rửa sạch các loại dịch bệnh, tăng độ màu mỡ cho đất giúp sản xuất thuận lợi hơn”.
Không chỉ ở người dân ở vùng đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp phấn khởi, lũ về lớn thì không khí tại các làng nghề cũng rất sôi động. Tại các làng lưới Thơm Rơm (Thốt Nốt), làm lờ, lọp ở Ô Môn (TP Cần Thơ), làng nghề lưỡi câu ở Mỹ Hoà (An Giang) và làng đóng ghe xuồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất nhộp nhịp...
|
Nước trên các cánh đồng mang màu đỏ đục, mang nặng phù sa, đây là niềm mong ước của bà con sau nhiều năm "ngóng lũ. |
Niềm vui, sự phấn khởi là vậy, tuy nhiên sau mùa lũ lớn năm 2002 đến nay, người dân tại các vùng lũ đã được bố trí đến các cụm, tuyến dân cư ở ổn định. Một lượng lớn người dân trước đây bám đồng, tay lưới cũng đã chuyển đổi ngành nghề mưa sinh. Mặc dù, năm nay lũ về sớm hơn mọi năm, nhưng nguồn lợi thủy sản mang lại không cao. Các ngư dân vùng lũ không còn mặn mà với việc mưu sinh theo con nước...
|
Mặc dù, năm nay lũ có về sớm, nhưng sản lượng tôm, cá và các sản vật khác ngày một ít đi.
|
|
Ông Đỗ Văn Kỷ (63 tuổi, ngụ ấp Bình Hoà Thượng, xã Thường Thới Hậu A), chèo nghe đi thăm dàn dớn tại cánh động ngập nước đê bao số 1, rộng 200 ha. Thế nhưng, lượng cá tôm không đáng kể.
|
Nhiều người dân vùng thượng nguồn tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã không còn mặn mà “ngóng lũ” nữa, linh hoạt chuyển sang ngành nghề khác, có tính ổn định, bền vững hơn để mưu sinh.
|
Vợ chồng anh Trương Văn Lợ (ấp Phú Trung, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) buồn rầu vì lượng cá năm nay giảm nhiều so với những năm trước.
|
Ngoài “vỗ béo” bò, nhiều hộ dân vùng này còn có hình thức sản xuất khác là “vỗ béo” lươn đồng. Lươn đồng nhỏ, được đánh bắt, không có giá trị kinh tế, được các hộ dân thu mua lại về thả vào bể cao su, tận dụng nguồn thức ăn từ ốc bươu vàng, cáp tạp mùa lũ để nuôi lớn. Sau khi đạt trọng lượng lươn lớn nhất sẽ xuất bán với giá từ 120.000 – 150.000 đ/kg, tạo khoảng thu nhập ổn định.
|
Mô hình "vỗ béo" lươn đồng của ông Phạm Văn Thuấn (huyện An Phú, tỉnh An Giang).
|
|
|
Đi dọc theo các cánh đồng vùng đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp, PV Báo CAND được nghe, cảm nhận những chia sẻ của những người nông dân miền Tây về những thuận lợi, khó khăn trong mùa nước nổi. Những dự định cho tương lai, khi con nước không còn mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào như trước đây. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú Hội (huyện An Phú, An Giang), cho biết: “Ngư dân đầu nguồn luôn trong tâm thế sống chung với lũ. Mặc dù là những mô hình làm ăn thời vụ nhưng hiệu quả kinh tế từ khai thác sản vật mùa nước nổi đã cải thiện đáng kể đời sống người dân. Tuy nhiên, điều mà các cấp, ngành và địa phương quan tâm là tăng cường khuyến cáo bà con nên có kế hoạch đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như bảo vệ môi trường và hệ sinh thái”. |
|
“Tôi vừa mua cặp này chỉ có 18 triệu, sau 10 tháng “vỗ béo” sẽ bán ra từ 50-70 triệu đồng, sau khi trừ bỏ chi phí thì sẽ lãi hơn 20 triệu đồng. Chắc ăn hơn đi đánh bắt mùa lũ”, anh Sam, phấn khởi chia sẻ với PV Báo CAND.
|
|
Anh Hồ Phước Sam (ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã từ bỏ “nghề bà cậu” để lên bờ mưu sinh từ 2 năm nay, anh chọn nghề "vỗ béo" bò.
|
|
Với hơn 35 năm thương hiệu là làng sản xuất ngư cụ đánh bắt có chất lượng hàng đầu ĐBSCL, làng lưới Thơm Rơm sản xuất quanh năm, nhưng tập trung từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch. Hiện tại, các cở sở sản xuất, có hàng trăm công nhân đang hối hả làm việc, được chia thành từng nhóm làm các công đoạn như: đan tay, đan lưới, dệt máy, kết lưới bắt viền, cột phao, kéo chì, dập chì… để hoàn thành các tay lưới... |