Có khoảng 500 cá thể voọc chà vá chân xám đang sinh sống tại Kon Tum
- Bàn giao cá thể voọc chà vá chân đen cho Vườn quốc gia Cúc Phương
- Bình Định: Phát hiện một cá thể voọc chà vá đặc biệt quý hiếm
- Tiêu hủy xác 13 cá thể Voọc Chà vá chân đỏ
Theo kết quả điều tra của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế tại Việt Nam (Fauna & Flora International, viết tắt là FFI), điều tra tại 6 xã của huyện Kon Plông (Kon Tum) là Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Nên, Măng Cành, Ngọc Tem, Đăk Đring đã ghi nhận được số lượng đàn có thể lên đến 35 đàn với khoảng hơn 400 cá thể voọc chà vá chân xám và có 12 đàn với 42 cá thể vượn đen má vàng.
FFI đã tổ chức họp báo và công bố kết quả điều tra Voọc chà vá chân xám tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với số lượng ít nhất 500 cá thể.
Theo các chuyên gia, hiện nay Việt Nam ước tính có khoảng dưới 1.000 cá thể voọc chà vá chân xám, riêng tại Kon Tum chiếm đến 50% số lượng cá thể hiện có tại Việt Nam.
Voọc chà vá chân xám được phát hiện tại Kon Plông, Kon Tum, Việt Nam. Ảnh: Trang TTĐT Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum |
Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) được xác định là loài thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ (Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ) và thuộc nhóm IB (Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ).
Theo ông Benjamin Rawson – Giám đốc FFI Việt Nam: “Đây là một loài linh trưởng của Việt Nam và không thể tìm thấy ở một nơi nào khác. Quần thể mới được phát hiện này mang đến hy vọng cho chúng ta, Thực tế đáng buồn là chúng đang trên bờ vực tuyệt chủng. Tổ chức FFI đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn điều này”.