Xuất hiện nhiều nhân chứng trong vụ thảm án ở Bình Phước

Thứ Ba, 07/07/2015, 19:55
Đến chiều tối 7/7, Trung tướng Triệu Văn Đạt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cùng lực lượng tinh nhuệ của Bộ Công an đang tích cực phối hợp cùng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ thảm sát gây xôn xao dư luận khiến 6 người trong một gia đình tử vong tại ấp 2, xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành).
>>Cơ quan điều tra đã triệu tập một nghi can để lấy lời khai
>>  Thông tin mới nhất về vụ thảm án ở Bình Phước
>> Bộ Công an vào cuộc vụ thảm sát ở Bình Phước
>> Hiện trường bên trong ngôi biệt thự vụ thảm án
>>6 người trong gia đình ở Bình Phước bị thảm sát

Có mặt tại hiện trường, anh Trần Văn Tiến (22 tuổi, ngụ Bình Phước), công nhân làm việc xưởng gỗ Quốc Anh, rơm rớm nước mắt, kể lại: “Em đến xưởng gỗ này làm việc được 3 năm nay. Gia đình ông Lê Văn Mỹ sống rất hiền lành, đối xử tốt với các công nhân và bà con lối xóm nên được mọi người yêu mến.

Lúc em chạy đến hiện trường thì điếng lòng phát hiện thi thể bé trai nằm ngoài sân, nằm ngay sát hàng rào. Vào sâu phía trong nhà, em thấy có 3 người, trong đó hai bé gái bị bịt mắt, đều bị cắt cổ. Còn vợ chồng ông chủ nằm bất động trên vũng máu”.

Hiện trường vụ án mạng.

Cùng chung tâm trạng với anh Tiến, ông Phạm Văn Mãi (52 tuổi, công nhân làm việc xưởng gỗ Quốc Anh), xót lòng: “Sáng sớm, tôi vẫn vào làm việc bình thường cho tới lúc bà lao công dọn nhà phát hiện vụ việc rồi la hét lên thì mọi người mới hay biết sự việc. Công ty gỗ có hơn 100 công nhân. Thường ngày, ông bà chủ luôn quan tâm đến hoàn cảnh của từng công nhân, chăm lo tốt cho mọi người nên không có bất cứ điều tiếng nào. Mọi người ai cũng quý mến gia đình ông chủ. Thời gian gần đây, tôi chưa thấy gia đình ông chủ có chuyện gì bất thường hay xáo trộn”.

Bà Cúc kể lại vụ việc.

Gia đình ông Mỹ sống ở địa phương khá hiền lành và là đại gia có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh khai thác – chế biến gỗ. Ông Mỹ vốn là người gốc ở Bình Dương lên xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành) lập nghiệp khoảng hơn 30 năm nay. Vợ ông Mỹ là bà Nguyễn Thị Ánh Nga (42 tuổi), là người ở địa phương. Gia đình cha mẹ ruột bà Nga cách nhà ông Mỹ không xa.

Thiếu tá Đào Văn Thêm tổ chức họp báo thông tin ban đầu về vụ án mạng.

Ban đầu vợ chồng ông Mỹ kinh doanh vật liệu xây dựng, sau một thời gian thì vợ chồng chuyển qua kinh doanh cửa hàng xe gắn máy ngay tại nhà. Cách đây vài năm, họ chuyển hẳn sang kinh doanh khai thác chế biến và xuất khẩu gỗ, theo truyền thống kinh doanh của gia đình bà Nga mấy chục năm nay. Việc kinh doanh của gia đình vợ chồng ông Mỹ "phất" liên tục. Ông Mỹ lập nhà xưởng công ty trên khuôn viên đất rộng hàng ngàn mét vuông của gia đình. Tại nhà xưởng này, hàng ngày có trên 100 công nhân làm việc.

Được biết, vợ chồng ông Mỹ - bà Nga đến nay có 3 con. Con lớn nhất là cháu Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi), hiện đang theo học tại TP.Hồ Chí Minh và mới đây khi về nghỉ hè thì xảy ra việc đau lòng này. Cháu Lê Quốc Anh (15 tuổi), chuẩn bị bước vào lớp 10, còn cháu nhỏ nhất chưa đầy 2 tuổi.

Khi điều kiện kinh tế khá, vợ chồng ông Mỹ còn nuôi thêm một số người cháu họ để tiện việc ăn học. Trong đó, có 2 nạn nhân bị giết hại là em Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) và Dư Minh Vỹ (14 tuổi). Ngoài các thành viên trên thì gia đình ông Mỹ còn có người giúp việc tên Đoàn Thị Cẩm Loan (40 tuổi), ngụ ở địa phương. Bà Loan ở lại ngay tại nhà ông Mỹ.

Theo đó, mỗi sáng các công nhân kéo đến làm việc tại nhà xưởng ngay kế cận căn biệt thự sinh sống của gia đình ông Mỹ. Đến 17h chiều cùng ngày, các công nhân ra về, nếu có tăng ca hay làm hàng hóa gấp thì công việc kết thúc khoảng 20-21h đêm.

Nhóm PV
.
.
.