Đẩy mạnh phát triển điện gió ở đồng bằng sông Cửu Long
- Khánh thành nhà máy điện gió có turbine lớn nhất Việt Nam
- Khởi công dự án điện gió có vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Bến Tre
- Đánh “thuế carbon” đề bù cho giá điện gió, mặt trời?
- Tuabin điện gió lớn nhất thế giới đi vào hoạt động tại Anh
Theo số liệu khảo sát năng lượng gió của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… tiềm năng gió dễ khai thác và thuận lợi cho việc đầu tư các dự án điện gió…
Tới thời điểm hiện tại, có khoảng 50 dự án điện gió đăng ký đầu tư ở Việt Nam, nhưng mới chỉ có 4 dự án với tổng công suất 159,2MW đi vào vận hành thương mại. Trong đó, dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất lớn nhất trong số 4 dự án điện gió đang hoạt động tại Việt Nam.
Tại Trà Vinh, vào tháng 8-2017, tỉnh này đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư hơn 125 triệu USD Dự án Nhà máy điện gió Duyên Hải (giai đoạn 1) cho 2 nhà đầu tư là Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á (TP.Hồ Chí Minh) và Tập đoàn UNISON (Hàn Quốc).
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã đưa vào khai thác thương mại từ tháng 1-2016. |
Dự án Nhà máy điện gió Duyên Hải sẽ xây dựng tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, với công suất thiết kế 48,3MW, bao gồm 21 tuabin, mỗi tuabin 2,3MW; sản lượng điện cung cấp hằng năm hơn 135.200MWh. Dự kiến tháng 12-2019, dự án sẽ đi vào vận hành khai thác.
Tại Sóc Trăng, Dự án điện gió của Tập đoàn Phú Cường nằm ở khu vực bãi bồi ven biển của tỉnh, có tổng quy mô công suất khoảng 800MW, tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án có công suất từ 150-200MW sẽ hoàn thành thu xếp tài chính vào năm 2018.
Bên cạnh lợi thế về điều kiện gió tốt hơn, việc xây dựng trang trại điện gió tại khu vực bãi bồi sẽ tận dụng được diện tích mặt biển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hạn chế ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu cho việc phát triển năng lượng gió đạt quy mô 800MW vào năm 2020, và 6.000MW vào năm 2030. Vào đầu tháng 12-2017, tại TP.Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức hội thảo “Đầu tư và lợi nhuận từ năng lượng gió” nhằm bàn luận, giới thiệu và gợi ý các giải pháp về kinh doanh điện gió cho Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá, quá trình đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số khiến cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu này. Tuy nhiên, theo các đại biểu, giá điện gió tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nên khó thu hút nhà đầu tư.
Hiện Việt Nam mới chỉ có 4 dự án điện gió vận hành thương mại với tổng công suất hơn 159 MW. Con số này còn rất thấp so với tiềm năng của Việt Nam. Do đó, các đại biểu mong muốn có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam…