Đổi thay trên vùng đất trái cây nổi tiếng
- Khu du lịch vườn trái cây Lái Thiêu - Cầu Ngang (Bình Dương): Vấn nạn "chặt, chém" du khách1
- Trưng bày chuyên đề: "Gốm Lái Thiêu - Gốm gia dụng miền Nam"
- Công bố Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam
Thực chất, địa danh Lái Thiêu là vùng đất trải rộng trên địa bàn sáu xã, phường ven sông Sài Gòn, gồm các phường Vĩnh phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Ðịnh, An Thạnh và xã An Sơn.
Nhờ đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đất này mà từ cách đây trên 200 năm, địa phương đã hình thành nên những vườn cây ăn trái đặc sản nổi tiếng vùng nhiệt đới như sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ, đặc biệt là măng cụt. Ðây cũng là vùng hội tụ nhiều loại cây ăn trái được đánh giá là ngon nhất vùng miền Ðông Nam Bộ.
Thời gian tới Lái Thiêu sẽ còn phát triển mạnh hơn về đô thị và dịch vụ, xứng tầm là đô thị trung tâm của thị xã Thuận An. |
So với nhiều địa phương cấp xã khác của tỉnh Bình Dương, Lái Thiêu có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế (như giáp với các trung tâm đô thị lớn, hạ tầng tương đối đồng bộ). Tuy nhiên, nơi đây cũng đối mặt với nhiều thách thức đan xen.
Nhận thức được điều này, cấp ủy, chính quyền tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp liên quan, nhất là tiến trình đô thị hóa. Hành trình đó thoạt nghe đơn giản nhưng thực tế rất khó khăn và kéo dài hàng chục năm trời. Cho đến năm 2015, Lái Thiêu đã thật sự là một trong những “điểm sáng” kinh tế của thị xã Thuận An.
Ông Phạm Phú Nam, Chủ tịch UBND phường Lái Thiêu, cho biết công tác quy hoạch và phát triển các khu đô thị được địa phương tập trung thực hiện đúng quy hoạch chung xây dựng thị xã Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Nhờ đó đến nay, nhiều công trình phúc lợi công cộng (như đường dẫn cầu Phú Long, đường ven sông Sài Gòn, Bệnh viện Quốc tế Becamex…) đã hoàn thành, góp phần cho bộ mặt đô thị đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại từng ngày.
Một thực tế mà rất nhiều du khách khi đặt chân tới vùng đất Lái Thiêu dễ dàng cảm nhận được chính là sự yên bình. Công an và UBND phường Lái Thiêu đã tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT. Những tháng đầu năm 2019, phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội và TNGT đều giảm…
Trở lại câu chuyện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, do nằm trong hệ thống vùng du lịch sinh thái Nam bộ, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm, lại chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 25km, Lái Thiêu được tỉnh Bình Dương chọn làm điểm để đầu tư khai thác “công nghiệp không khói”. Tỉnh chú trọng công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm trái cây gắn với du lịch sinh thái.
Cũng có giai đoạn vườn cây trái tại Lái Thiêu suy thoái vì già cỗi, hệ thống kênh mương chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tình trạng cây chết, sản lượng sụt giảm, thu nhập người dân cũng giảm theo, diện tích vườn cây bị thu hẹp.
Trước tình hình đó, Bình Dương đã quyết liệt từng bước khôi phục lại vườn cây trái danh tiếng và lợi ích kinh tế của trái cây Lái Thiêu; đầu tư nhiều tỷ đồng đắp hệ thống đê bao dài hàng chục kilômét và khai thông, nạo vét các công trình thủy lợi quanh vùng chuyên canh cây ăn trái, để bảo đảm vườn cây không thiếu nước, không nhiễm mặn, ngập úng. Và cùng với nỗ của các nhà vườn, vườn cây Lái Thiêu đã phát triển trở lại theo hướng bền vững.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết thời gian tới, Lái Thiêu sẽ còn phát triển mạnh hơn về đô thị và dịch vụ, xứng tầm là đô thị trung tâm của thị xã Thuận An.
Phường cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các cơ sở thương mại, dịch vụ phát triển mạnh hơn nữa; đồng thời tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển trên địa bàn, đáp ứng với sự kỳ vọng cho tất cả những ai từng biết và yêu mến địa danh Lái Thiêu.