COVID-19 với hai "người anh em xa" khác nhau thế nào?
Ảnh minh họa Reuters. |
Chủng virus Corona mới gây ra bệnh COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Vũ Hán, thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Đến nay, dịch bệnh đã lây lan sang nhiều quốc gia khác, với những ổ dịch lớn ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Iran và Mỹ.
Nguồn gốc của virus chưa được tìm ra, tuy nhiên, các phân tích di truyền ban đầu cho thấy mầm bệnh có khả năng bắt nguồn từ dơi và sau đó được truyền sang một động vật trung gian trước khi lây sang con người.
SARS, hay hội chứng viêm hô hấp cấp tính nặng, lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 11/2002 tại tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc. Bệnh hô hấp, gây ra bởi một loại virus Corona, đã lan sang 26 quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và châu Á trước khi nó được phát hiện vào tháng 7/2003.
Virus này được cho là có khả năng lây lan từ dơi sang mèo cầy, động vật có vú nhỏ giống với chồn, trước khi bệnh nhân đầu tiên được xác định là nhiễm bệnh.
Trong đợt bùng phát đỉnh điểm, đã có 8.098 trường hợp mắc SARS và 774 trường hợp tử vong. Lây nhiễm chủ yếu thông qua lây truyền từ người sang người. Không có trường hợp nhiễm SARS nào được báo cáo từ năm 2004, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
MERS, hay hội chứng viêm hô hấp Trung Đông, lần đầu tiên được báo cáo ở Arab Saudi vào năm 2012. Bệnh này do một loại virus “họ hàng xa” với SARS gây ra. Nó lan rộng đến 27 quốc gia ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ.
Giống như nhiều loại virus Corona, MERS là một loại virus lây truyền trong động vật, có nghĩa là nó được truyền giữa động vật và người. Theo các nhà khoa học, MERS rất có thể đã truyền từ dơi vào lạc đà trước khi nhảy sang người.
Kể từ năm 2012, đã có 2.494 trường hợp mắc MERS được báo cáo và 858 trường hợp tử vong do virus này. Lây nhiễm chủ yếu từ sự tiếp xúc gần gũi giữa người với người, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Virus Corona chủng mới dường như có tỷ lệ tỷ vong nhỏ hơn SARS. Dịch SARS đã được phát hiện trong vòng khoảng 6 tháng, trong khi dịch COVID-19 chỉ mới vài tháng. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong khi nhiễm MERS là khoảng 35%, nhưng MERS ít ca mắc hơn SARS hoặc COVID-19 trong đợt bùng phát.
Do dịch COVID-19 vẫn đang lây lan trên toàn cầu, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tỷ lệ tử vong thực sự của virus này. Vào ngày 3/3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết rằng 3,4% các trường hợp được báo cáo đã chết cho đến nay, nhưng khi dịch bệnh bùng phát, con số này có thể sẽ thay đổi.
Theo Timothy Sheahan, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học Bắc Carolina, virus mới có cấu trúc tương tự như SARS, thậm chí, hai loại virus này giống nhau khoảng 80% bộ gen.
Các phân tích di truyền cũng đã chỉ ra rằng virus Corona không có quá nhiều thay đổi đáng kể kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán. Khi virus lây truyền từ người này sang người khác và lây lan sang các vị trí địa lý mới, thông thường chúng phải biến đổi để tránh bị tiêu diệt.