Nga phát triển thành công thuốc “đoạn tuyệt” nghiện ma túy

Thứ Tư, 15/02/2017, 20:05

Các nhà khoa học Nga đang phát triển một loại thuốc mới chấm dứt nạn nghiện ma túy. Bước đột phá tiềm năng này có thể ngăn chặ sự ảnh hưởng của chất gây nghiện đối với não, chẳng hạn cảm giác hưng phấn.

Có gần 6% hoặc 8,5 triệu dân Nga nghiện ma túy, theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ nước này.

Có khoảng 90% sử dụng heroin thường xuyên, làm cho Nga là quốc gia dẫn đều số người nghiện loại ma túy này.

Chất kích hoạt sẽ ngăn chặn tác dụng của ma túy lên não người

Chất kích hoạt (Active Substances) của Viện Khoa học Sinh lý RAS được thiết kế để tạo ra một hợp chất ngăn chặn opioid, chẳng hạn heroin và morphine không thể tác dụng lên não.

Bà Marina Myagkova, chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho biết thuốc cai nghiện mới hoạt động trong mạch máu tạo opioid cụ thể sẽ chặn tác động hưng phấn, kích động được những đối tượng nghiện ma túy tìm kiếm.

“Đấy là một loại thuốc mới, nó chưa được bán trên thị trường. Có nhiều tổ chức khoa học nước ngoài cũng đang nghiên cứu loại thuốc tương tự, tất cả đều đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển ban đầu”, bà Myagkova cho biết.

Thuốc cai nghiện mới sẽ hoạt động như một loại vaccine kéo dài tác dụng đến 1 năm. Yêu cầu tái chủng ngừa 6 tháng/lần để duy trì kết quả. Các nhà nghiên cứu Nga đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế trong nước và quốc tế vào năm 2016.

Thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến đến thử nghiệm lâm sàng vào năm 2019 cùng với sự hợp tác với một công ty dược phẩm. “ Nếu tất cả các giai đoạn thành công, thuốc sẽ sẵn có trên thị trường vào năm 2023”, bà Myagkova chia sẻ.

Thử nghiệm lâm sàng thuốc cai nghiện ma túy mới sẽ bắt đầu vào năm 2019

Tuy nhiên, công trình của bà Myagkova không phải là công trình khoa học tạo ra chất cai nghiện đầu tiên ở Nga, Tiến sĩ Natalia Gameleya, Chủ nhiệm Phòng nghiên Hóa chất Miễn dịch trực thuộc Viện Nghiên cứu Chất cai nghiện (Narcology) Liên bang Nga cho biết thêm phương pháp miễn dịch để điều trị nghiện ma túy là một trong những phương pháp có tính khả thi, nhưng nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại cơ quan của bà từ năm 2011.

Cơ quan này đã tạo ra “vaccine” riêng, công bố vào năm 2015, và các thử nghiệm tiền lâm sàng đang được tiến hành.

Các chuyên gia y tế khác hoài nghi về tính hiệu quả của phương pháp điều trị được đề nghị này, cho biết mọi loại thuốc “cắt cơn nghiện” chỉ có tác dụng tạm thời, và “nhu cầu tâm lý” sẽ tiếp tục khiến người cai đối mặt với nguy cơ tái nghiện.

Trúc Phạm
.
.
.