Nghiên cứu sản xuất phương tiện và chất chữa cháy cứu nạn, cứu hộ
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp PCCC
- Thứ trưởng Bùi Văn Thành kiểm tra công tác tại Cục Cảnh sát PCCC & CNCH
- Cảnh sát PCCC đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng
Theo báo cáo tại hội thảo, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã được trang bị nhiều phương tiện chữa cháy, CNCH. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện mới được trang bị đều là các phương tiện nhập khẩu, giá thành rất cao, phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài; phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo hành không thuận tiện; chi phí sửa chữa của kỹ sư nước ngoài rất tốn kém, thời gian kéo dài khi xảy ra các sự cố, hư hỏng. Có nhiều xe chữa cháy hiện đại sử dụng công nghệ cao nhưng lại không chủ động được nguồn cung cấp chất chữa cháy tương ứng nên hiệu quả sử dụng còn hạn chế.
Hội thảo đã nghe ý kiến tham luận của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Công an, các nhà khoa học đã cơ bản đánh giá, nhận diện đúng thực trạng công tác đầu tư, trang bị, quản lý sử dụng phương tiện chữa cháy, chất chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH hiện nay; sự cấp thiết phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH và chất chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC; nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành sản xuất, lắp ráp phương tiện chữa cháy, chất chữa cháy của Bộ Công an.
Để công tác trang bị phương tiện, hậu cần đảm bảo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH ngày càng phát triển, hiện đại, tiến tới làm chủ công nghệ, sản xuất được các loại phương tiện, khí tài và chất chữa cháy chủ yếu phục vụ hiệu quả công tác chữa cháy và CNCH, Thứ trưởng Bùi Văn Thành đề nghị, các đơn vị tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham gia Hội thảo, tổ chức nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH. Khi mua sắm phương tiện chữa cháy, CNCH cơ giới, ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước.
Thứ trưởng Bùi Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. |
Các đơn vị, địa phương phải căn cứ đặc thù vùng, miền, tình hình phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ của người sử dụng; tính cấp thiết của từng địa phương để lựa chọn phương tiện phù hợp và tính chiến lược. Trước mắt, trong giai đoạn 2016 – 2020 tập trung mua sắm các phương tiện phổ biến, thông dụng để tăng số lượng đầu phương tiện phục vụ phát triển mạng lưới đội chữa cháy, CNCH; chú ý đến việc chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, cũng như việc sửa chữa.
Về chiến lược phát triển ngành sản xuất phương tiện chữa cháy và chất chữa cháy của Bộ Công an đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Thứ trưởng Bùi Văn Thành nhấn mạnh, khuyến khích sản xuất, lắp ráp phương tiện chữa cháy, CNCH trong nước để chủ động trong việc nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; trong năm 2016 – 2017 nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng việc sản xuất trang phục chữa cháy như: quần áo, chữa cháy, mủ, ủng, găng tay chữa cháy để đảm bảo an toàn cho chiến sỹ chữa cháy khi thực hiện nghiệm vụ…
Theo thống kê, toàn lực lượng Cảnh sát PCCC hiện được trang bị 1.673 xe chữa cháy và chuyên dùng khác.Trong tổng số 960 xe chữa cháy, có tới 641 xe có chất lượng trung bình và kém. Hiện 18 địa phương chưa được trang bị xe thang; 16 địa phương chưa được trang bị xe CNCH. Từ năm 2011 đến nay, lực lượng Cảnh sát PCCC đã được trạng bị 29.350 bộ quần áo chữa cháy, 18.624 mũ chữa cháy, 19.503 đôi ủng do Việt Nam sản xuất. Các trang thiết bị này giá thành rẻ, chất lượng không cao và nhanh bị lão hóa; 3000 bộ trang phục chữa cháy chuyên dùng nhập khẩu nhưng giá thành đắt, kích cỡ, khối lượng chưa hoàn toàn phù hợp với thể trạng CBCS. Trong 5 năm, Viện Kỹ thuật Hóa Học, Sinh học và Tài liệu nghiệp vụ đã cung cấp cho lực lượng Cảnh sát PCCC khoảng 600.000kg chất tạo bọt chữa cháy nhưng vẫn còn một số tồn tại… |