Đổi mới đào tạo của Học viện ANND đáp ứng yêu cầu tình hình mới
- Khoá D16 Học viện An ninh nhân dân kỷ niệm 35 năm ngày tựu trường
- Khoá 11 Học viện An ninh nhân dân kỷ niệm 40 năm ngày tựu trường
- Học viện An ninh nhân dân tri ân các thương binh tại Thuận Thành, Bắc Ninh
- Học viện An ninh nhân dân tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng
- Học viện An ninh nhân dân chia sẻ khó khăn với bà con vùng cao
Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và được ưu tiên trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, ngày 28-10-2014, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND.
Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với vai trò là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm của ngành Công an, Học viện ANND luôn kiên định mục tiêu không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới phát triển Học viện thành cơ sơ giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.
Những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã ban hành nhiều chủ trương, Nghị quyết về đổi mới giáo dục, đào tạo như Nghị quyết số 168-NQ/ĐU ngày 11-12-2015 về “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Học viện ANND”, Nghị quyết số 407/NQ-ĐU ngày 18-8-2016 về “Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển Học viện ANND thành cơ sở giáo dục đại học trọng điềm quốc gia" và mới đây là Nghị quyết số 1085/NQ-ĐU ngày 9-1-2019 về “Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Học viện ANND trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0”...
Qua đó, việc đổi mới giáo dục, đào tạo nói chung, đổi mới công tác đào tạo đại học của Nhà trường thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trước hết, phải kể tới sự đổi mới về nhận thức và tư duy trong quá trình tổ chức, quản lý công tác đào tạo của Học viện. Đây chính là khâu then chốt quyết định sự thành công của cả quá trình đổi mới giáo dục đào tạo của Nhà trường.
Một buổi Hội thảo của Học viện An ninh nhân dân với các học giả trong và ngoài ngành. |
Từ nhiều năm nay, Học viện đã thay đổi được tư duy từ đào tạo nghề sang đào tạo về lý luận nghiệp vụ, từ việc “lấy người dạy làm trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm”; từ chỗ, người thầy định hướng nghiên cứu, truyền đạt kiến thức một cách áp đặt cho sinh viên, đã chuyển sang để người học tự khai phá tri thức, tự nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của người thầy. Nhận thức, ý thức của học viên cũng thay đổi theo hướng tích cực, chủ động hơn.
Chương trình đào tạo ở các ngành học, hệ học của Học viện cũng không ngừng được hoàn thiện, đổi mới, đảm bảo tính hiện đại, bám sát yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển của lý luận nghiệp vụ cũng như tính liên thông về hệ thống kiến thức giữa các bậc học. Đến nay, Học viện đã thẩm định và ban hành 07 chương trình khung các ngành thuộc lĩnh vực nghiệp vụ an ninh, qua đó phân định kiến thức giữa các trình độ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ.
Cùng với tiếp tục duy trì các ngành đào tạo hiện có, Học viện đang tiếp tục mở thêm các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG và nhu cầu đào tạo của xã hội. Học viện đang triển khai xây dựng mới 20 chương trình đào tạo đại học với 974 đề cương chi tiết học phần; điều chỉnh 17 chương trình đào tạo với 988 đề cương chi tiết học phần, trong đó quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới, giảm lý thuyết, tăng thực hành, tăng năng lực tự học của người học, chú trọng đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề, lấy người học làm trung tâm, bồi dưỡng phẩm chất năng lực sáng tạo của cá nhân...
Học viện cũng đã tích cực đẩy mạnh đổi mớicách thức tuyển sinh và tổ chưnc đào tạo. Trong đó, đã triển khai có hiệu quả việc chuyển đổi phương thức tuyển sinh đại học theo quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoàn thành giai đoạn 1 quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hình thức tín chỉ cho tất cả các hệ, đối tượng đào tạo.
Bên cạnh đó, đã có nhiều chuyển biến và dấu ấn trong đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các hình thức, trình độ đào tạo của Học viện theo hướng áp dụng các phương pháp dạy học hiện dại, tích cực, tổ chức đào tạo bám sát mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo. Kết quả đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện rõ nét trong việc gia tăng số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp và số lượng học viên đạt kết quả cao trong việc thực hiện chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp ra trường.
Công tác xây dựng, đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có bước chuyển mang tính đột phá. Số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học chiếm tỉ lệ 74% trên tổng số biên chế của Học viện, trong đó số cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm 24,28%, cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 49,71%.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện đều là cán bộ được đào tạo chính qui, cơ bản, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật vững vàng, có lương tâm và trách nhiệm cao với nghề nghiệp.
Với đội ngũ hiện có, Học viện ANND là một trong những đơn vị dẫn đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện.
Công tác khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo của Học viện được quan tâm đẩy mạnh và triển khai đồng bộ. Học viện chú trọng việc nghiên cứu, đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo.
Trong đó, Học viện chú trọng và tăng cường hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan về quá trình, chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đến nay, Học viện đã hoàn thành tự đánh giá cơsở giáo dục chu kỳ 2009-2014 và đang tích cực triển khai thực hiện tự đánh giá chu kỳ 2014-2019 theo đúng chủ trương và kế hoạch của Bộ Công an.
Với tinh thần đổi mới, chủ động hội nhập, Học viện đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác, thiết lập quan hệ với các đối tác và triển khai các chương trình liên kết với cơ sở đào tạo ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trong đó, Học viện đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất chủ trương và tổ chức 17 lớp bồi dưỡng chuyên đề do chuyên gia nước ngoài giảng dạy; tổ chức 2 khóa học quốc tế cho cán bộ Học viện Cảnh sát Bangladesh, 5 khóa đào tạo Tiếng Nga tiền du học, nhiều lớp đào tạo nâng cao, chuẩn hỏa trinh dộ Tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên các trường CAND và nhiều Hội thào quốc tế.
Bên cạnh các đối tác truyền thống, Học viện bước đầu triển khai quan hệ hợp tác với các đối tác mới thuộc các nước phát triển. Đến nay, Học viện đã có 12 đối tác hợp tác theo cơ chế song phương, 56 đối tác theo cơ chế đa phương.
Bên cạnh đó, để đảm bảo các điều kiện phục vụ tổ chức đào tạo, Học viện đã chủ động làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng dự án, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phục vụ giảng dạy và học tập. Việc đầu tư, sử dụng, khai thác các phòng học chuyên dụng, hệ thống các trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học được chú trọng đẩy mạnh và thực hiện hiệu quà góp phần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo.
Cùng với đó, nhằm bắt nhịp với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, Học viện đã triển khai xây dựng và triển khai ứng dụng 12 phần mềm chuyên dụng phục vụ quản lý, điều hành, hướng tới xây dựng mô hình "Học viện điện tử" góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo.
Thời gian tới, ngành giáo dục cả nước sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển và đổi mới giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Công tác giáo dục, đào tạo trong lực lượng CAND nói chung và của Học viện ANND nói riêng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA của Bộ trưởng về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục đào tạo trong CAND.
Cần nắm vững quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đại học trong CAND phải hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp cận những thành tựu tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngành để không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng CAND.
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới, Học viện ANND tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường, tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các ngành, chuyên ngành đào tạo đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, gắn với thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an.
Nghiên cứu xác định danh mục ngành đào tạo theo hướng nghiên cứu phát triển ở trình độ đại học nhằm đào tạo cán bộ tham mưu, nghiên cứu chiến lược, tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo (theo ngành rộng) và tuyển chọn làm giáo viên các trường CAND. Mở rộng và xác định lại danh mục ngành đào tạo trình độ đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng nhằm đào tạo cán bộ tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh nghiệp vụ bậc cao theo yêu cầu phát triển và bố trí lực lượng trong CAND.
Bên cạnh việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, chuyên ngành truyền thống, Học viện ưu tiên xây dựng, phát triển những ngành, chuyên ngành học mới như trinh sát đặc biệt, An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao... Các hình thức, loại hình đào tạo cán bộ an ninh cùng được tập trungđổi mới theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn như: đào tạo song bằng; liên thông từ cao đẳng lên đại học; đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học tại Học viện.
Hai là, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, gắn với thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng. Kết hợp đổi mới nội dung, chương trình đào tạo với việc tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.
Ba là, đổi mới căn bản hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng chuyển mạnh từ đánh giá kiến thức sang chú trọng đánh giá năng lực của người học; đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Bốn là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Năm là, tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của Nhà trường nói riêng.
Sáu là, đổi mới công tác quản lý đào tạo theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp, hình thức quản lý theo hướng hiện đại.
Trong bối cảnh mới, nhiệm vụ đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển Nhà trường sẽ rất nặng nề, song với truyền thống vẻ vang của mình, Học viện An ninh nhân dân sẽ nỗ lực phấn đấu, không ngừng đổi mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó, sớm đưa Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia, ngang tầm khu vực và thế giới, xứng đáng với sự tin tưởng và các phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng.