Những hình ảnh đẹp nơi cửa ngõ Thủ đô

Chủ Nhật, 04/10/2015, 09:31
Không chỉ đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nơi cửa ngõ Thủ đô Hà Nội mà trong thời gian qua, tập thể cán bộ chiến sĩ của Đội CSGT số 5 – Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội còn được nhiều người ví như là đơn vị “có duyên” trong việc cứu người có ý định tự tử.

Giúp những người đàn ông “chán sống” thoát tử thần

Sáng 2/10, chúng tôi có mặt tại trụ sở Đội CSGT số 5, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) khi Thiếu úy Lưu Văn Uy vừa hoàn tất hồ sơ báo cáo liên quan đến vụ việc ngăn chặn kịp thời một trường hợp có ý định nhảy cầu tự tử.

Thiếu úy Lưu Văn Uy nhớ lại, trước đó, khoảng 9h30 ngày 1/10, khi anh cùng Thiếu úy Cấn Xuân Ánh, cán bộ Đội CSGT số 5 đang làm nhiệm vụ điều tiết, đảm bảo TTATGT tại nút giao thông phía Bắc cầu Chương Dương (quận Long Biên – Hà Nội) thì nhận được tin báo về việc có một nam thanh niên đang đứng ở lan can cầu Chương Dương (xuôi hướng từ đường Nguyễn Văn Cừ đi vào trung tâm TP Hà Nội) đang có ý định nhảy cầu tự tử.

Ngay lập tức, anh cùng đồng nghiệp nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Tại đây, anh vừa thuyết phục vừa giữ chặt tay nam thanh niên trên, không để nam thanh niên này nhảy xuống sông. Sau khi đưa về trụ sở Công an phường Ngọc Lâm (quận Long Biên), anh cùng cán bộ Công an phường Ngọc Lâm thuyết phục, động viên tinh thần nam thanh niên này.

“Qua trò chuyện, anh này cho biết tên là Nguyễn Văn Q, SN 1990 ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Do trước đó, anh bị lừa mất chiếc xe máy, chứng minh nhân dân cùng điện thoại… nên cảm thấy bế tắc và muốn tìm đến cái chết. Và chỉ đến khi được Tổ công tác khuyên răn, anh Q mới nhận ra suy nghĩ thiếu chín chắn của mình”, Thiếu úy Lưu Văn Uy tiếp lời.

Cảnh sát Giao thông Công an Hà Nội làm nhiệm vụ tại một nút giao thông. Ảnh: Thiện Hoàng.

Tiếp xúc với Thiếu úy Lưu Văn Uy, chúng tôi còn biết, chỉ cách đây ít hôm, vào ngày 29/9, anh trực tiếp cứu vớt thành công một nạn nhân nhảy cầu. Hôm đó, khoảng 17h, anh đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại khu vực đầu cầu Chương Dương (đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ) thì một số người dân thông tin, có một người đàn ông (sau này xách định là anh Doãn Văn V, 53 tuổi, ở quận Long Biên) điều khiển xe máy mang BKS 31-32..-N5 đi đến khu vực giữa cầu và có ý định nhảy cầu tự tử. Khi có mặt tại vị trí trên, quan sát thấy người đàn ông này đã bỏ lại xe máy, nhảy xuống  sông.

Không chút do dự, anh cùng Thiếu tá Hoàng Quang Thắng, Công an phường Bồ Đề (Long Biên) liền huy động một chiếc ca nô cao tốc lao ra giữa sông Hồng và cứu được người đàn ông trên. Tại trụ sở Công an phường Bồ Đề, bác Phạm Văn Hiển, 68 tuổi, anh họ của người đàn ông có tên Doãn Văn V đã thay mặt gia đình, xúc động cảm ơn nghĩa cử đẹp của các cán bộ chiến sĩ CAND. Nhờ có hành động kịp thời trên, người thân của bác đã trở lại sum họp với gia đình.

Trao đổi với PV Báo CAND, Thượng tá Nguyễn Đức Chung, Đội trưởng Đội CSGT số 5 cho biết, hai vụ việc trên chỉ là điển hình trong số hơn 10 trường hợp có ý định nhảy cầu tự tử mà các Tổ công tác của đơn vị đã trực tiếp tham gia cứu giúp, góp phần đem lại niềm vui cho các gia đình trong thời gian từ đầu năm 2015 tới nay.

Chống ùn tắc giao thông ở “đại công trường”

Quốc lộ 5 – đoạn đi qua địa bàn các huyện Gia Lâm, Long Biên (Hà Nội), nối liền TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hương Yên với Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận được biết đến như là tuyến đường huyết mạch, mật độ các phương tiện tham gia giao thông đông. Vào giờ cao điểm, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Đại diện Đội CSGT số 5 cho biết, thời gian trở lại đây, gánh nặng về công tác phòng chống ùn tắc giao thông trên tuyến QL5 cũng như QL1B lại càng được đặt ra bởi, trên dọc tuyến đường này hiện có 6 công trình trọng điểm đang thi công... 

Cán bộ, chiến sỹ Đội CSGT số 5 điều tiết giao thông tại dốc cầu Thanh Trì.

Không chút do dự, anh cùng Thiếu tá Hoàng Quang Thắng, Công an phường Bồ Đề (Long Biên) liền huy động một chiếc ca nô cao tốc lao ra giữa sông Hồng và cứu được người đàn ông trên. Tại trụ sở Công an phường Bồ Đề, bác Phạm Văn Hiển, 68 tuổi, anh họ của người đàn ông có tên Doãn Văn V đã thay mặt gia đình, xúc động cảm ơn nghĩa cử đẹp của các cán bộ chiến sĩ CAND. Nhờ có hành động kịp thời trên, người thân của bác đã trở lại sum họp với gia đình.

Trao đổi với PV Báo CAND, Thượng tá Nguyễn Đức Chung, Đội trưởng Đội CSGT số 5 cho biết, hai vụ việc trên chỉ là điển hình trong số hơn 10 trường hợp có ý định nhảy cầu tự tử mà các Tổ công tác của đơn vị đã trực tiếp tham gia cứu giúp, góp phần đem lại niềm vui cho các gia đình trong thời gian từ đầu năm 2015 tới nay.

Chống ùn tắc giao thông ở “đại công trường”

Quốc lộ 5 – đoạn đi qua địa bàn các huyện Gia Lâm, Long Biên (Hà Nội), nối liền TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hương Yên với Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận được biết đến như là tuyến đường huyết mạch, mật độ các phương tiện tham gia giao thông đông. Vào giờ cao điểm, chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Đại diện Đội CSGT số 5 cho biết, thời gian trở lại đây, gánh nặng về công tác phòng chống ùn tắc giao thông trên tuyến QL5 cũng như QL1B lại càng được đặt ra bởi, trên dọc tuyến đường này hiện có 6 công trình trọng điểm đang thi công...

Nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ giao thông Thủ đô Hà Nội, theo Thượng tá Nguyễn Đức Chung, thời gian qua, đơn vị luôn chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các phương án phân luồng, điều tiết các phương tiện tham gia giao thông. Do đó, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên địa bàn đã được kéo giảm rõ rệt. Từ đầu năm 2015 đến nay, tình hình TTATGT đã có sự chuyển biến, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí.

11h10 ngày 2/10, ghi nhận tại nút giao thông dốc cầu Thanh Trì (giao với QL5), khu vực được cho là điểm “nóng” về nguy cơ phát sinh ù ứ giao thông, chúng tôi chứng kiến Thiếu úy Đỗ Văn Trường cùng Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt, cán bộ Đội CSGT số 5, mồ hôi nhễ nhại đang đứng ở giữa đường, điều tiết các phương tiện tham gia giao thông. Mặc dù mật độ các phương tiện lưu thông trên tuyến mỗi lúc một đông, thế nhưng quan sát tại đây hơn gần 1h đồng hồ, chúng tôi không thấy hiện tượng ùn tắc cục bộ kéo dài xảy ra.

Thiếu úy Đỗ Văn Trường chia sẻ, sáng từ 7h30-8h30, trưa từ 10h30-12h và chiều từ 16h-18h30 là quãng thời gian luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn ứ giao thông kéo dài. Do đó, lực lượng CSGT vào thời điểm này luôn phải bám chốt. Bởi, chỉ cần lực lượng CSGT vắng bóng một chút, người điều khiển phương tiện thiếu ý thức lấn làn đường… ùn tắc chắc chắn xảy ra.

Trần Huy
.
.