Bùi Tiến Dũng, Bùi Tấn Trường và “canh bạc” của CLB Hà Nội

Thứ Tư, 03/06/2020, 06:28
Hà Nội đã gây bất ngờ cho nhiều người khi chiêu mộ thủ môn Bùi Tấn Trường do thiếu thủ môn. Điều này khiến cho nhiều người nghĩ đến cuộc chia tay của Bùi Tiến Dũng trước thềm mùa giải 2020.

Năm 2019, Hà Nội từng gây chú ý khi chiêu mộ thủ môn Bùi Tiến Dũng từ Thanh Hoá. Ai cũng nghĩ rằng, việc “Thủ môn quốc dân” này có mặt tại Hà Nội sẽ kết hợp với các đồng đội từng lên ngôi á quân tại Thường Châu, tạo thành một “Dream team”. Thế nhưng, đó chỉ là một kế hoạch mong ước của các cổ động viên, thực tế thì phũ phàng.

Bùi Tiến Dũng phải ngồi dự bị cho Văn Công. Anh không thường xuyên được thi đấu. Do đó mà khi được trao cơ hội, Tiến Dũng đã mắc những sai lầm đáng tiếc. Hà Nội từng mất điểm ở những thời điểm Bùi Tiến Dũng được trao cơ hội. Do đó mà sự chỉ trích dành cho thủ môn này ngày càng lớn. Áp lực vì thế cứ gia tăng.

Hệ quả của chuỗi ngày dự bị trong màu áo Hà Nội đã khiến Bùi Tiến Dũng mất phong độ khi lên tập trung cho đội tuyển U22 Việt Nam tại SEA Games 30 và U23 Việt Nam tại VCK U23 Châu Á 2020. Bùi Tiến Dũng tiếp tục mắc những sai lầm căn bản khiến cho HLV Park Hang-seo cũng chẳng thể kiên trì với Dũng. Việc Văn Toản giành suất bắt chính ở SEA Games 30 là một ví dụ điển hình.

Tấn Trường đang đứng trước thử thách ở CLB Hà Nội. Ảnh: T.A..

Cuối cùng, Bùi Tiến Dũng đã phải dứt áo ra đi trước thềm mùa giải 2020. Anh đầu quân cho TP Hồ Chí Minh khi Hà Nội đã lựa chọn Phí Minh Long ở lại, dự bị cho Văn Công.  Bài học được rút ra cho Hà Nội là có nhân sự tốt trong tay nhưng không biết khai thác và sử dụng hợp lý sẽ vô dụng. Bùi Tiến Dũng không có phong độ ổn định nhưng không thể phủ nhận tài năng của thủ môn này.

Mới đây, Bùi Tiến Dũng đã gây ấn tượng khi cản phá thành công 2 quả 11m giúp TP Hồ Chí Minh vào tứ kết Cúp Quốc gia 2020.  Hình ảnh Tiến Dũng đã gợi lại ký ức Thường Châu cho nhiều người hâm mộ. HLV Chung Hae-seong đã để Tiến Dũng dự bị và chỉ dùng ở những thời điểm mà ông biết rõ thế mạnh của thủ môn này.

Trước khi Bùi Tiến Dũng có màn toả sáng ấn tượng ấy, Hà Nội đã gây bất ngờ khi chiêu mộ thủ mộ Bùi Tấn Trường. Sở dĩ như vậy vì Phí Minh Long gặp chấn thương và nghỉ dài hạn, Hà Nội cần bổ sung nhân sự dự bị cho Văn Công. Sở dĩ thương vụ này đặt ra nhiều dấu hỏi bởi lẽ, Tấn Trường mới chia tay Bình Dương, đã nghĩ đến chuyện giải nghệ ở tuổi 34.

Thế nhưng, điều đáng nói hơn là việc Tấn Trường vốn dĩ là cầu thủ cũng không có được phong độ ổn định. Anh thường xuyên để thua ở các tình huống sai lầm cá nhân, những bàn thua được đánh giá  là “kỳ lạ”. Còn nhớ, ở mùa giải 2019, trong trận đấu vòng bảng AFC Cup, Tấn Trường từng mắc sai lầm kỳ quặc khiến Bình Dương thua trận. Kết quả là Bình Dương ra án phạt nội bộ là cho thủ thành Tấn Trường nghỉ thi đấu hết giai đoạn lượt đi của mùa giải 2019. Đó là án phạt mang đến những nghi ngờ về thái độ thi đấu của lãnh đạo đội bóng đất Thủ. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tấn Trường trở lại và anh tiếp tục sai lầm.

Với những dữ  liệu như vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc Hà Nội sử dụng Tấn Trường được xem là “canh bạc”. Bởi thủ môn này có thể khiến đội bóng Thủ đô mất điểm khi được trao cơ hội. Bên cạnh đó, không ai đảm bảo những bàn thua kỳ lạ không xuất hiện.

Thế nhưng, cũng nên đặt vấn đề ngược lại rằng, để chiêu mộ Tấn Trường, Hà Nội cũng đã phải tính toán đến những điều này. Hơn nữa, môi trường của Hà Nội chắc chắn khác với Bình Dương trước đây, do đó mà sẽ khó có chỗ cho những sai lầm bất thường. Bởi lẽ, tất cả đều hiểu cái giá sẽ phải trả đắt vô cùng với đội bóng đang muốn nâng hình ảnh như Hà Nội.

Mới đây, Tấn Trường chia sẻ rằng: “Tôi chỉ làm những gì trong khả năng. Những bàn thua đã là quá khứ. Cái tôi hướng đến là hiện tại, tương lai và tôi đạt được gì ở CLB mới, thể hiện những gì để người ta tin tưởng mình. Tôi đến đây không có suy nghĩ cạnh tranh vị trí với Văn Công, Phí Minh Long hay thủ môn nào khác. Tôi ra đây thể hiện hết khả năng, điều còn lại ban huấn luyện quyết định, họ có tin tưởng trao niềm tin cho tôi hay không sẽ thông qua quá trình tập luyện”.

Thực tế, từ Bùi Tiến Dũng đến Bùi Tấn Trường đều là những tài năng đã được ghi nhận. Hà Nội chắc chắn cũng đã có những mục tiêu khi chiêu mộ cầu thủ của mình, Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, cách mà Ban huấn luyện Hà Nội dụng binh thế nào để các bản hợp đồng đó không là những “canh bạc”.


Cầu thủ Việt Nam có giá bao nhiêu?

Chuyên trang định giá cầu thủ quốc tế uy tín transfermarkt vừa công bố giá trị chuyển nhượng các cầu thủ Việt Nam.

Theo đó, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh (CLB Becamex Bình Dương), Nguyễn Văn Quyết (CLB Hà Nội), Quế Ngọc Hải (Viettel) là 3 cầu thủ nội đắt giá nhất V-League, trị giá 300.000 euro. Đây là chuyển biến mới bởi trước đó Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường được định giá cầu thủ nội đắt nhất V-League, lần này cả 2  cầu thủ vẫn có giá trị cũ 200.000 euro nhưng lùi xa trên bảng xếp hạng giá trị chuyển nhượng.

Nhóm những cầu thủ có giá trị 250.000 euro có: Mạc Hồng Quân (Than Quảng Ninh), Hồ Tấn Tài (Becamex Bình Dương), Nguyễn Quang Hải (Hà Nội), Nguyễn Hải Huy (Than Quảng Ninh)...

Trong khi đó, thủ môn tuyển Việt Nam Đặng Văn Lâm rớt giá thê thảm về giá trị chuyển nhượng, chỉ còn 200.000 euro, giảm 250.000 euro so với lúc anh gia nhập CLB Muangthong United (Thái Lan) hồi năm 2019. Thủ thành Việt kiều CH Czech Filip Nguyễn vẫn giữ giá 750.000 euro.

Việc hàng loạt các cầu thủ Việt Nam tăng giá, có tên trên trang chuyển nhượng quốc tế là bước tiến đáng ghi nhận, tín hiệu tốt cho bóng đá Việt Nam trên đường hội nhập, được quốc tế quan tâm. (H.H)


Cầu thủ Việt Nam có giá bao nhiêu?

Chuyên trang định giá cầu thủ quốc tế uy tín transfermarkt vừa công bố giá trị chuyển nhượng các cầu thủ Việt Nam.

Theo đó, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh (CLB Becamex Bình Dương), Nguyễn Văn Quyết (CLB Hà Nội), Quế Ngọc Hải (Viettel) là 3 cầu thủ nội đắt giá nhất V-League, trị giá 300.000 euro. Đây là chuyển biến mới bởi trước đó Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường được định giá cầu thủ nội đắt nhất V-League, lần này cả 2  cầu thủ vẫn có giá trị cũ 200.000 euro nhưng lùi xa trên bảng xếp hạng giá trị chuyển nhượng.

Nhóm những cầu thủ có giá trị 250.000 euro có: Mạc Hồng Quân (Than Quảng Ninh), Hồ Tấn Tài (Becamex Bình Dương), Nguyễn Quang Hải (Hà Nội), Nguyễn Hải Huy (Than Quảng Ninh)...

Trong khi đó, thủ môn tuyển Việt Nam Đặng Văn Lâm rớt giá thê thảm về giá trị chuyển nhượng, chỉ còn 200.000 euro, giảm 250.000 euro so với lúc anh gia nhập CLB Muangthong United (Thái Lan) hồi năm 2019. Thủ thành Việt kiều CH Czech Filip Nguyễn vẫn giữ giá 750.000 euro.

Việc hàng loạt các cầu thủ Việt Nam tăng giá, có tên trên trang chuyển nhượng quốc tế là bước tiến đáng ghi nhận, tín hiệu tốt cho bóng đá Việt Nam trên đường hội nhập, được quốc tế quan tâm. (H.H)

Hưng Hà
.
.
.