Nghiên cứu việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
- Tìm giải pháp giảm ùn tắc cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
- Tăng cường đảm bảo an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất
- Đề xuất đầu tư tàu điện để giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất3
Tại đây, với sự góp mặt của đại diện các bộ, ban ngành, nhiều ý kiến thống nhất, cũng như những lo ngại, phản biện của đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng, chuyên gia kinh tế, thậm chí cả ý kiến của lãnh đạo Bộ GTVT đã được thẳng thắn đưa ra.
Đa phần đều cho rằng, các phương án bên tư vấn ADPi đưa ra chưa cụ thể rõ ràng, cần chi tiết và sát với thực tế hơn.
Đề xuất, mở rộng theo hướng Nam, lấy sân golf Tân Sơn Nhất làm “hậu cần” khu bay
Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, đây là một trong những cuộc họp quan trọng nhất của Bộ GTVT chủ trì năm 2018. Việc mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có nhiều ý kiến trái chiều nên Chính phủ, Bộ GTVT chọn tư vấn quốc tế ADPi của Pháp để có cái nhìn độc lập, không lệ thuộc vào tổ chức, cá nhân nào tại Việt Nam. Đây là cuộc họp cuối cùng trước khi Bộ GTVT báo cáo Chính phủ.
Báo cáo tại cuộc họp, tư vấn khẳng định các nghiên cứu khách quan, khoa học. Phương pháp được tư vấn đưa ra là dự báo lưu lượng cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa để đưa ra các đề xuất nâng cấp, mở rộng.
Cụ thể, theo tư vấn, năm 2020, TSN có 269.000 lượt cất hạ cánh (tương đương 44 triệu lượt khách, 701.000 tấn hàng hóa); năm 2025 có 301.000 lượt (51 triệu khách, 960.000 tấn hàng); năm 2030 là 315.000 lượt (55 triệu khách, 1,2 triệu tấn hàng).
Tư vấn Pháp cũng đưa ra những phân tích về thực trạng công suất TSN hiện nay (ở các khía cạnh: Hệ thống đường cất hạ cánh, vùng trời, sân đỗ, nhà ga hành khách, giao thông tiếp cận).
Với mục tiêu cụ thể, tư vấn đưa ra phương án có thể nâng cấp TSN lên đến 60-70 triệu khách/năm (mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 50 triệu khách/năm). Phương án này bắt buộc phải xây dựng thêm đường cất hạ cánh mới, lấy đất khu vực sân golf ở phía Bắc sân bay TSN để xây dựng nhà ga.
Quy hoạch các phương án bên tư vấn đưa ra tại cuộc họp. |
Tư vấn khuyến cáo, không nên triển khai phương án này vì giải phóng mặt bằng lớn, ô nhiễm tiếng ồn, chi phí vận hành cao. Với phương án công suất 50 triệu hành khách, tư vấn đề nghị không xây dựng mới đường băng mà giữ nguyên hai đường băng hiện tại, có cải tạo. ADP I cũng đưa ra hai phương án xây dựng thêm nhà ga ở phía Bắc và phía Nam.
Tư vấn cho rằng, việc xây dựng phương án nhà ga ở phía Bắc (phần sân golf) sẽ tăng chi phí vận hành vì hai nhà ga tách rời, chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng lớn. Từ đó, tư vấn đề xuất phương án ưu tiên là xây dựng nhà ga ở phía Nam (cạnh nhà ga hiện nay) để kết nối hai nhà ga, tận dụng hạ tầng, cơ sở vật chất chung. Ở phía Bắc, phần sân golf sẽ được giải phóng làm khu đỗ máy bay, ga hàng hóa, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
Phương án này cũng đặt ra một số nội dung về cải tạo đường cất hạ cánh hiện nay, kết nối giao thông bên ngoài, hệ thống thoát nước...
Nhiều chuyên gia còn “lo ngại” với phương án tư vấn đưa ra
Sau khi nghe tư vấn trình bày các phương án, Tiến sỹ Trương Như Hùng, Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, một chuyên gia kinh tế thẳng thắn phản biện:
Theo tôi phương pháp dự báo bên tư vấn đang làm không có khoa học, dẫn đến kết quả chưa đáng tin cậy. Vì một sân bay hoạt động hết năng suất, thì cung không thể tăng, nên không cần mở rộng, là logic không đúng. Thứ hai, trong dự báo của tư vấn không tham khảo dự báo tăng trưởng của hàng không trong nước. Thứ ba, đưa ra dự báo thiếu khoa hoc và thực tế về tăng trưởng. Thực tế, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 7-7,8% trong vài năm tới. GDP tăng trưởng 1% thì tăng trưởng hàng không sẽ tăng trưởng 1,8%. Như vậy, nếu GDP VN là 7% thì tăng trưởng hàng không phải hơn 10%. Theo đó, việc dự báo của đơn vị tư vấn chưa thực tế.
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH một thành viên Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC (thuộc Quân chủng Phòng không Không quân) lại đồng tình với việc chỉ nên phát triển quy hoạch sân bay TSN về phía Nam. Song vị này cũng đưa ra “lo ngại” trong việc đầu tư xây dựng một nhà ga theo tiêu chuẩn quốc tế, khi mà mục tiêu ban đầu đưa ra chỉ là tìm ra các giải pháp giải cứu TSN tại thời điểm nhất định.
“Về nhà ga, việc bố trí như tư vấn đề ra là đương đối lớn. Tiêu chuẩn đấy là dành cho tiêu chuẩn quốc tế, nên đòi hỏi diện tích đất lớn. Mục đích của chúng ta là giải cứu TSN, nếu phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, thì sẽ lấy rất nhiều đất... Ở đây không thể lấy là 40ha mà là lấy hơn 70ha của quốc phòng. Cho nên tôi thấy tính khả thi nhất, là nên theo phương án 12,54ha trước đây đã rà soát, rồi giai đoạn 2 làm thêm”, vị này đề xuất.
Cũng liên quan đến việc lấy đất quốc phòng mở rộng sân bay, Thiếu tướng Phùng Văn Kha, Phó Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân thẳng thắn: Sân bay nằm trong khu dân cư là một nguy cơ, nếu như tai nạn bay sẽ liên quan đến thảm hoạ lớn. Nên việc phát triển TSN chỉ nên nằm ở 50 triệu hành khách, không nên tăng thêm.
Còn việc lấy đất, mở rộng, nên phù hợp, không cần to quá, rộng quá, tránh tốn kém tiền của đất nước, ảnh hưởng đến đất của quốc phòng và vị trí đóng quân của lực lượng Quốc phòng. Điều này liên quan đến chiến lược bảo vệ tổ quốc, nếu không tính toán hợp lý sau này gỡ sẽ rát khó. Việc phát triển giống như xây một cái nhà lớn, cũng cần có một cái cổng. Do đó, tôi đồng y với phương án 3.
Trước hàng loạt các ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Văng Thể cho rằng, bên đơn vị tư vấn ADPi phải tiếp nhận và trả lời cụ thể bằng văn bản. Vì việc này giúp cho chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Dù mất thêm một thời gian, nhưng chúng ta cần công khai minh bạch.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu đơn vị tư vấn phải làm rõ hơn, cụ thể hơn phần được mất, các dẫn chứng thuyết phục hơn cho các phương án đã đề xuất. Căn cứ vào tình hình Việt Nam để làm lại các phương án sao cho hiệu quả nhất, tiết kiêm nhất.
Bộ trưởng cũng khẳng định: “Đây mới là các phương án để nghiên cứu. Thời gian tới cái gì hợp lý Bộ GTVT sẽ tiếp thu, cái gì không hợp lý sẽ bỏ. Yêu cầu trong tuần tới, đơn vị tư vấn phải có báo cáo lại, để bộ GTVT sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.