Robot phát hiện vật chất "hữu cơ" trên sao Hỏa
Robot Curiosity của NASA |
Cụ thể, Curiosity đã phát hiện một loạt các hợp chất chứa cacbon trong trầm tích cổ trên sao Hỏa và chuyển mức metan phân tử hữu cơ trong bầu khí quyển tại đây.
"Cả hai phát hiện này đều là những đột phá trong sinh vật học vũ trụ học," Inge Loes ten Kate, một nhà sinh vật học vũ trụ học tại Đại học Utrecht ở Hà Lan, cho biết trong một bài bình luận được xuất bản cùng với các bài báo trên tạp chí Science.
Chuyên gia này cho biết thêm "nghi vấn về liệu sự sống có thể có nguồn gốc hay tồn tại trên sao Hỏa nay đã có nhiều cơ hội để trả lời hơn khi mà chúng ta biết rằng các phân tử hữu cơ có mặt trên bề mặt của nó".
Nhiều năm trước, Curiosity đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nước dạng lỏng và các thành phần hóa học cần thiết sự sống của vi sinh vật đã từng tồn tại trên sao Hỏa.
Robot này cũng đã phát hiện ra rằng nồng độ khí metan trong bầu khí quyển sao Hỏa thay đổi rất nhiều từ mùa này sang mùa khác, đỉnh điểm là vào cuối mùa hè ở bán cầu bắc của hành tinh này.
Trong bài báo về phát hiện mới, Christopher Webster, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm của NASA tại Pasadena, California, và các đồng tác giả của ông kết luận rằng "biên độ của chu kỳ theo mùa chỉ ra rằng vẫn chưa có thể kết luận về các quá trình không khí và bề mặt xảy ra ở sao Hỏa ngày nay. "
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sự thay đổi nhiệt độ theo mùa khiến khí metan, vốn được chôn dưới bề mặt hành tinh, thấm vào bầu khí quyển thông qua các vết nứt trên bề mặt hành tinh.
Metan có thể được tạo ra bởi các quá trình phi sinh học đơn giản, nhưng trên Trái đất nó được tạo ra chủ yếu bởi các vi sinh vật. Thực tế này đã khiến một số nhà khoa học muốn xem xét đầy đủ các nguồn khí metan trên sao Hỏa.
Curiosity là một robot thám hiểm của NASA, nặng khoảng gần 1 tấn, nhận nhiệm vụ khám phá hành tinh Đỏ, được phóng lên ngày 6-11-2011 và hạ cánh xuống sao Hỏa ngày 12-8-2012.