“Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” được công nhận Di tích Quốc gia
- Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt
- Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành dâng hương tại Khu di tích quốc gia Kim Liên, Nghệ An
- Chùa Hương nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt
- Công nhận thêm 23 di tích quốc gia
- Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến
Sáng 27-9, tại xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” và tưởng niệm 65 năm cuộc đấu tranh Cây Cốc (29/9/1954 - 29/9/2019).
Di tích “Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng được ghi vào sử sách về cuộc đấu tranh của đồng bào ta đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ tại Quảng Nam.
Trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia “Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” cho lãnh đạo huyện Tiên Phước (trái). |
Theo sử liệu ghi lại, 9h ngày 29-9-1954, nhân dân từ Quế Sơn, Tam Kỳ, Quảng Ngãi lên chợ Cây Cốc (xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước) để buôn bán. Khi nghe tin địch bắt giam, đàn áp người dân và các cán bộ cách mạng nên họ đã tập hợp, nổi trống mõ kêu gọi đồng bào quanh chợ Cây Cốc cùng đi đấu tranh.
Đến khoảng 10h cùng ngày, khi vừa đến cầu Vôi, 3 chiếc máy bay khu trục của quân độ Pháp quần lượn trên bầu trời, địch đã ban hành mệnh lệnh đàn áp, liền sau đó lính của Tiểu đoàn 601 nổ súng vào nhân dân,... khiến hơn 330 đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống.
Việc công nhận “Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngoài việc trở thành địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ còn là nơi kết nối du lịch, văn hóa lịch sử của tỉnh Quảng Nam.